Áp lực điểm số ở đại học là điều khiến không ít sinh viên đau đầu, nhất là khi các em phải tiếp xúc với rất nhiều môn học khó, những môn mà trước đây mình chưa từng học qua. Bên cạnh đó, ở đại học còn có một khái niệm được gọi là học lại, đây cũng là một cơn ác mộng của nhiều thế hệ sinh viên. Vậy học lại là gì? Khi nào sinh viên phải học lại?
>> Sinh viên rớt môn phải học lại hay thi lại?
Học lại là gì?
Học lại là việc sinh viên phải tham gia lại tất cả buổi học, làm lại tất cả bài kiểm tra, bài thi của môn học mà mình đã bị rớt, tức là giống hệt như khi các em học môn đó lần đầu tiên. Khi học lại, sinh viên phải đăng ký môn học, đóng học phí, tham gia đầy đủ buổi học, làm đầy đủ các bài kiểm tra và bài thi cuối kỳ để tính lại điểm trung bình môn học từ đầu, không liên quan tới điểm trung bình của lần học trước.
Đồng ý rằng học lại là một thất bại, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của sinh viên, nhưng các em hãy xem đó là cơ hội cho mình, để các em gỡ gạc điểm số, để mình ôn lại kiến thức môn học, sao cho mình sẽ vững vàng kiến thức hơn, có hành trang vững chắc hơn khi xin việc sau này.
Khi nào sinh viên phải học lại?
Sau khi tìm hiểu học lại là gì, vẫn còn một số sinh viên băn khoăn rằng khi nào sinh viên phải học lại, chúng ta sẽ cùng giải đáp điều này luôn. Khi rớt môn, tức là điểm trung bình môn học dưới 5.0, thì sinh viên phải học lại, nếu không học lại thì sinh viên sẽ bị tính là nợ môn và không thể tốt nghiệp ra trường. Thông thường, sinh viên sẽ phải chờ 1 năm để học lại chung với các em khoá dưới, hoặc cũng có một số trường hợp được mở lớp học lại vào học kỳ hè, để giúp sinh viên thuận lợi hơn khi đăng ký học lại.
Tuy nhiên, không phải lúc nào rớt môn cũng phải học lại từ đầu, vẫn có một số trường cho phép sinh viên cơ hội thi lại để gỡ gạc điểm số, nếu thi lại kết quả tốt, kéo điểm trung bình môn học lên mức đạt, thì các em sẽ qua môn mà không cần học lại, còn nếu thi lại nhưng kết quả vẫn không khả quan, điểm trung bình môn học vẫn dưới 5.0, thì bắt buộc sinh viên phải học lại.
>> Sinh viên bị điểm D thì phải làm sao? Có học lại không?
Những điều sinh viên cần lưu ý về việc học lại
Có một số vấn đề liên quan đến việc học lại mà sinh viên cần lưu ý, để đảm bảo mình đã hiểu rõ, hiểu đúng về khái niệm học lại, tránh việc hiểu sai dẫn đến những thiệt thòi cho bản thân trong tương lai. Đầu tiên, các em cần hiểu rõ rằng không phải cứ đóng tiền học lại là sẽ qua môn, tức là nếu học lại nhưng các em vẫn chưa tập trung, vẫn chưa thật sự cố gắng, thì các em hoàn toàn có thể tiếp tục bị rớt môn và phải tiếp tục mất thời gian học lại thêm lần nữa. Chính vì thế, khi học lại bất kỳ môn học nào, thì các em cần phải cực kỳ tập trung và nỗ lực, để mình có thể đạt được kết quả tốt hơn lúc trước.
Tiếp theo, khi học lại, một số sinh viên sẽ có tâm lý ngại ngùng khi phải học cùng các em khoá dưới, sợ các em ấy nghĩ rằng mình là đứa yếu kém nên mới phải học lại. Hãy gạt tâm lý đó sang một bên, khi học lại, các em đã có nhiều kinh nghiệm hơn, vì mình đã từng học qua môn đó rồi, thậm chí các em cũng có thể trở thành một sinh viên nổi trội trong lớp nếu như mình chăm chỉ, cố gắng và tập trung 100% cho môn học lại đó.
Cuối cùng, các em cần lưu ý rằng nếu như mình đang đặt mục tiêu sẽ phấn đấu để tốt nghiệp loại giỏi, thì không được học lại quá 5% số tín chỉ của chương trình học, vì nếu các em học lại nhiều hơn con số đó, thì các em sẽ bị hạ bằng tốt nghiệp, tức là cho dù điểm trung bình của mình đạt loại giỏi, nhưng vì phải học lại quá nhiều, vượt quá 5% số tín chỉ của chương trình học, thì sẽ bị hạ xuống bằng khá, chứ không được bằng giỏi nữa.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các em hiểu rõ rằng học lại là gì, khi nào sinh viên phải học lại và một số điều sinh viên cần lưu ý về việc học lại. Tất nhiên, học lại là điều mà không sinh viên nào mong muốn, chính vì thế, các em hãy luôn cố gắng tập trung học tập, để mình có thể đạt kết quả tốt trong tất cả môn học nhé. Chúc các em học tốt!
>> Ra trường trễ có bị hạ bằng tốt nghiệp không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.