Học tài thi phận luôn là câu cửa miệng được nhiều người sử dụng khi thấy kết quả thi cử không như mong muốn, chưa phản ánh chính xác năng lực của mình và tin rằng với khả năng của mình thì hoàn toàn có thể đạt kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, bạn có chắc rằng mình đã sử dụng đúng nghĩa của câu nói đó chưa? Học tài thi phận là gì? Làm sao để làm bài thi được điểm cao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp những thắc mắc ấy trong bài viết này nhé!
>> Sinh viên rớt môn học lại 10 tín chỉ có sao không?
Học tài thi phận là gì?
Học tài thi phận là một câu nói được lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ xưa, nhằm chỉ những người thực sự có năng lực, có tài, nhưng lại không gặp may mắn khi thi cử, đạt kết quả thấp hơn khả năng thật sự của họ, hoặc thậm chí còn bị thi trượt. Ngày nay, câu nói học tài thi phận vẫn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong đối tượng học sinh – sinh viên, mỗi khi các em làm bài thi, bài kiểm tra nhưng đạt kết quả thấp hơn kỳ vọng, hoặc đã nắm kiến thức nhưng lại gặp đề thi quá khó, ra ngay những phần mình không biết làm, dẫn tới việc bị điểm kém. Sau khi hiểu học tài thi phận là gì, thì liệu các em sử dụng câu học tài thi phận trong những trường hợp đó thì có đúng không, có hợp lý chưa?
“Học tài thi phận” có đúng không?
Điểm số bài kiểm tra, bài thi sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như việc nắm vững kiến thức, khả năng tư duy, phân tích, khả năng trình bày bài làm, kỹ năng quản lý thời gian làm bài, sự chỉn chu, kỹ lưỡng khi làm bài,… Để đạt kết quả tốt, thì bắt buộc sinh viên phải thoả mãn toàn bộ các yếu tố đó, chứ không phải chỉ cần nắm vững kiến thức là mặc định sẽ đạt điểm cao. Chính vì thế, với quan điểm của anh thì câu “học tài thi phận” nó sẽ đúng trong trường hợp các em đã thoả mãn toàn bộ yếu tố ở trên, nhưng lại thiếu may mắn, hoặc gặp đề thi quá khó, nên đạt điểm thấp hơn mong đợi. Còn nếu mình chỉ nắm vững kiến thức, nhưng khả năng trình bày bài làm chưa tốt, chưa quản lý thời gian làm bài tốt, rồi cũng chưa kỹ lưỡng dò lại bài, dẫn tới những sai sót không đáng có, kéo điểm số đi xuống, thì đó không thể gọi là “học tài thi phận”.
>> Làm thế nào để sinh viên thi cuối kỳ được 10 điểm?
Vì sao sinh viên lại “học tài thi phận”?
Ở phần trước, chúng ta đã tìm hiểu học tài thi phận là gì, và điểm nhanh qua những yếu tố quyết định tới điểm số khi làm bài kiểm tra, bài thi. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng phân tích chi tiết từng yếu tố để lý giải xem vì sao học sinh – sinh viên lại ngày càng sử dụng phổ biến câu nói “học tài thi phận”. Trước tiên, đây có thể được xem là một câu nói cửa miệng mà học sinh – sinh viên thường dùng để tự an ủi bản thân hoặc an ủi bạn bè khi đạt điểm số không như mong đợi. Nếu chỉ dừng ở việc an ủi 1-2 lần thì không sao, nhưng các em không nên lạm dụng câu nói “học tài thi phận” để bào chữa cho những thiếu sót của bản thân, dẫn tới việc làm bài chưa tốt. Chẳng hạn như một số thiếu sót sau:
- Học hết kiến thức nhưng chưa hiểu sâu, chưa nắm chắc: Các em cực kỳ chăm chỉ, học hết những nội dung được giảng viên dặn dò, nhưng lại chưa hiểu sâu, chưa nắm chắc kiến thức, nên khó lòng làm bài thi điểm cao.
- Thiếu kỹ năng trình bày bài làm: Các em đã hiểu bài, đã nắm vững kiến thức, nhưng thiếu kỹ năng trình bày bài làm, chưa truyền đạt được toàn bộ ý mình hiểu, dẫn tới việc làm bài chưa tốt.
- Thiếu kỹ năng quản lý thời gian: Nếu thong thả thời gian, thì chắc chắn các em sẽ làm bài điểm cao, nhưng rất tiếc là các bài kiểm tra, bài thi đều có giới hạn thời gian, các em phải quản lý thời gian làm bài cho chuẩn xác, để đảm bảo mình đủ thời gian làm toàn bộ bài thi, tránh việc hết giờ mà vẫn có câu mình chưa làm.
- Làm xong không dò lại bài: Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến sinh viên làm bài thi không tốt so với khả năng của mình, tức là các em biết cách làm bài, biết đáp án, nhưng lại thiếu kỹ lưỡng, không dò lại bài sau khi làm, dẫn tới những sai sót không đáng có khiến mình bị mất điểm oan uổng.
>> Không cần học ngày học đêm vẫn tốt nghiệp đại học loại giỏi
Cần lưu ý gì để tránh “học tài thi phận” và làm bài thi được điểm cao?
Để tránh rơi vào tình trạng học tài thi phận và làm bài thi được điểm cao, sinh viên cần phải cố gắng hạn chế toàn bộ nguyên nhân có thể khiến mình làm bài chưa tốt, cụ thể là những điều đã được phân tích ở phần trước. Đầu tiên, các em phải cố gắng học thật kỹ để đảm bảo mình hiểu rõ, hiểu sâu và hiểu đúng kiến thức, tránh việc học hời hợt, học vẹt, học tủ,… khi đã vững kiến thức thì hãy bước vào phòng thi với tâm trạng thoải mái, bình tĩnh, tự tin, không việc gì phải lo lắng cả. Tiếp theo, để tránh “học tài thi phận”, các em cần rèn luyện kỹ năng làm bài sao cho thật tốt, cố gắng đọc kỹ đề, đảm bảo mình hiểu đúng đề bài, rồi trình bày bài làm bám sát nội dung câu hỏi, và đảm bảo tính chính xác, logic, thuyết phục.
Bên cạnh đó, các em cần phân bổ thời gian làm bài hợp lý, tránh việc mất quá nhiều thời gian loay hoay với những câu khó, rồi tới lúc hết giờ lại có những câu dễ mà mình chưa làm xong, chưa đụng tới. Ngoài ra, một điều cực kỳ quan trọng đó chính là các em phải cực kỳ tập trung, làm bài một cách chỉn chu, hạn chế tối đa những sai sót khi làm bài và tất nhiên mình cần dành thời gian để dò bài, đọc lại toàn bộ bài làm trước khi nộp, để kịp thời phát hiện và khắc phục những lỗi sai.
Bài viết này đã giúp các em hiểu rõ học tài thi phận là gì, vì sao sinh viên lại học tài thi phận và những lưu ý để mình có thể làm bài thi được điểm cao. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!
>> Vì sao sinh viên học mãi vẫn chưa giỏi, chưa vững kiến thức?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.