Có nhiều phương tiện khác nhau để sinh viên di chuyển tới trường học, và xe buýt là lựa chọn của khá nhiều bạn. Liên quan tới chủ đề này, có một bạn tân sinh viên đã hỏi rằng cách đặt xe buýt như nào vậy ạ? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời điểm qua hướng dẫn cách đi xe buýt cho tân sinh viên nhé!
Cách lọc chuyến xe buýt để đi tới trường
Em muốn đi học bằng xe buýt nhưng không biết cách đặt xe như thế nào đúng không? Xe buýt nó sẽ đi theo chuyến, ví dụ em đang ở trên con đường này, gọi là con đường A, thì ngang qua con đường A thường sẽ có khoảng từ 3 hoặc là 4 tuyến xe buýt đi ngang qua con đường ở nhà của mình. Rồi ở trường cũng như vậy, ví dụ trường mình ở đường B thì cũng sẽ có khoảng tầm từ 3 cho tới 4 tuyến xe buýt đi ngang qua đường b là đường tới trường của mình.
Nếu như mà mọi chuyện hoàn hảo thì sẽ có một chuyến xe buýt đi thẳng từ nhà của em đi ngang qua trường luôn, thì mình chỉ cần ra ngoài đầu hẻm bắt xe buýt, mình tới cái chỗ trạm dừng xe buýt ở gần nhất, đứng đó chờ khoảng tầm cao lắm là 15 phút, sẽ có chuyến xe chạy tới, nhớ nhìn số xe để lên đúng tuyến xe buýt mà mình muốn đi, tránh trường hợp lên đại rồi lên nhầm tuyến xe cái nó chở mình đi đâu chứ không phải là học. Tức là ban đầu em phải xác định là từ nhà mình cho tới trường có tuyến xe buýt nào không? Nếu mọi chuyện thuận lợi thì sẽ có thẳng 1 chuyến xe buýt ngay từ nhà của em tới thẳng trường luôn. Nhưng nếu như không thuận lợi, không có chuyến nào đi thẳng như vậy thì mình đành phải đi 2 chuyến thôi, tức là mình đi chuyến đầu tiên tới giữa chừng, tới một địa điểm nào đó, rồi mình xuống địa điểm đó, rồi mình lên thêm một tuyến xe buýt khác để đi tới trường, là mình đi 2 tuyến mỗi ngày.
Xe buýt có trợ giá, giảm giá vé cho thẻ sinh viên
Sau khi đã nắm được cách đi xe buýt, cách chọn lọc chuyến xe phù hợp để tới trường, thì tân sinh viên cần lưu ý thêm rằng khi đi xe buýt thì mình sẽ không cần phải đặt trước giống như đặt trên app để giữ cái chỗ, mà mình chỉ cần ra trạm xe buýt mình chờ thôi, cứ đúng chuyến xe của mình tới thì mình lên.
Ngoài ra, đối với sinh viên thì sẽ được trợ giá xe buýt, tức là khi các em có thẻ sinh viên (thẻ được trường cấp cho sinh viên khi đi học), các em đeo trên cổ của mình thì khi lên xe, những cô chú soát vé sẽ thấy là bạn này có thẻ sinh viên, thì sẽ được mua vé xe buýt với giá ưu đãi thấp hơn tầm 50% so với giá vé xe buýt thông thường. Sinh viên khi đi xe buýt được trợ giá như vậy sẽ rất tiết kiệm cho các em, mà cách áp dụng cũng đơn giản, chỉ cần show thẻ sinh viên thôi.
Những bất tiện khi sinh viên đi học bằng xe buýt
Bên cạnh lợi ích được trợ giá thì đi xe buýt cũng có một số bất tiện hơn so với việc đi học bằng xe máy, đó chính là phải chờ tới chuyến của mình nó sẽ khá mất thời gian. Tức là thay vì bình thường nếu đi xe máy thì mình chỉ cần dắt xe ra khỏi nhà, nổ máy chạy tới trường thôi. Còn bây giờ nếu đi xe buýt thì sẽ phải đứng chờ ở trạm khoảng tầm 5-10 hoặc là lâu hơn tận 15 phút thì xe buýt nó mới tới. Mà nhiều khi mình lên xe buýt trúng những chuyến vào giờ cao điểm, vào buổi sáng trước khi đi học thì nhiều bạn sinh viên khác cũng đi học đúng giờ đó, hoặc một số người đi làm cũng đi xe buýt đúng khung giờ đó luôn, thì sẽ rất đông, nhiều khi lên xe cũng sẽ không còn chỗ ngồi, và mình sẽ phải đứng suốt cái tuyến xe buýt đó.
Hoặc khi sinh viên bị lỡ chuyến xe buýt, nhiều khi mình lơ mơ, mình lóng ngóng, nhìn cái này cái kia, cái xe buýt đi ngang qua mình không biết cái mình lại bị lỡ, phải đợi tới chuyến sau thì nó cũng khá mất thời gian, và đòi hỏi là mình nếu không muốn bị lỡ chuyến xe thì phải cực kỳ tập trung. Khi mà thấy từ xa có một chiếc xe buýt nào đó đang gần đi tới, mình phải canh me liền, nhìn coi là nó số mấy, có đúng là số xe mình muốn đi hay không. Nhiều khi mình lên tới trên xe, ngồi xuống ghế rồi, nó vẫn có một rủi ro nữa là mình bị quá trạm dừng mà mình muốn. Chẳng hạn như các em muốn dừng ở trường, hoặc là mình muốn dừng ở nhà để đi xuống, nhưng mà mình lại lo bấm điện thoại hoặc là ngủ quên, cái đi lố qua trạm đó luôn, tới bến cuối cùng, tới bến xe luôn, mất công phải bắt một chuyến ngược lại để mình đi ngược về nữa, thì cũng có thể xảy ra trường hợp đó luôn. Mặc dù là sẽ không có quá phổ biến những bạn nào mà đi chuyên nghiệp, quen đi xe buýt rồi chắc sẽ không có tình trạng đó đâu, nhưng mà đối với những bạn tân sinh viên khi mà các em là người mới, mình không có rành lắm về việc đi xe buýt, thì nhiều khi sẽ dễ mắc phải những rủi ro như vậy.
Tuy nhiên, khi sau này sinh viên đã thành thạo cách đi xe buýt, đi quen rồi, và cảm thấy việc chờ đợi xe buýt không phải là vấn đề đối với mình, chịu khó dậy sớm hơn mỗi ngày để ra chờ xe buýt cũng ok, thì mình đi xe buýt vẫn ổn, chứ nó không có gì quá khó khăn hay là quá bất tiện cho mình hết. Bài viết này đã hướng dẫn cách đi xe buýt cho tân sinh viên. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Tiền xăng xe di chuyển 1 tháng của sinh viên là bao nhiêu?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.