Home Học tậpHọc hành, thi cử Hướng Dẫn Cách Làm Mindmap Để Học Hiệu Quả

Hướng Dẫn Cách Làm Mindmap Để Học Hiệu Quả

by Hoàng Khôi Phạm
Hướng Dẫn Cách Làm Mindmap Để Học Hiệu Quả

Cách làm mindmap là điều mà khá nhiều sinh viên đại học quan tâm, thậm chí nhiều bạn học sinh cấp 2, cấp 3 cũng đã làm quen & ứng dụng với phương pháp này từ sớm. Người đã làm mindmap rồi thì sẽ cực kỳ yêu thích nó, còn bạn nào chưa làm thì lại lăn tăng không biết rằng vẽ mindmap có khó không, quan ngại rằng nó sẽ khá phức tạp, mình sẽ không làm được. Đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ cùng giải đáp ngay lăn tăn ấy bằng hướng đẫn cách làm mindmap để học hiệu quả trong bài viết này!

Mindmap có giúp sinh viên học tốt hơn không?

Mindmap (sơ đồ tư duy) là công cụ cực kỳ hữu hiệu giúp sinh viên học tốt hơn. Bằng cách sử dụng hình ảnh, màu sắc, từ khóa và vẽ các đường dây liên kết kiến thức, mindmap sẽ giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc hiểu bài, ghi nhớ và nắm vững kiến thức môn học. Thường xuyên sử dụng mindmap cũng giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy logic, kích thích sự sáng tạo, tập trung và tránh lan man khi phải tiếp thu một lượng lớn kiến thức từ nhiều môn học phức tạp ở đại học.

Khi nghe giảng trên lớp, sinh viên có thể ngay lập tức ghi chép với hình thức mindmap, hoặc sau giờ học các em tự ngẫm lại & hệ thống hoá kiến thức thành mindmap cũng được. Sơ đồ tư duy mindmap sẽ giúp sinh viên học tốt hơn và ôn thi hiệu quả hơn. Đây là phương pháp học hiện đại, đơn giản nhưng hoàn toàn có thể mang lại hiệu quả vượt trội. Dưới đây là hướng dẫn cách làm mindmap để học hiệu quả mà sinh viên nên tham khảo ngay!

Hướng dẫn cách làm mindmap để học hiệu quả

  • Bước 1: Lắng nghe giảng để hiểu bài, nắm được mối liên kết giữa các kiến thức môn học với nhau trước khi bắt đầu làm mindmap;
  • Bước 2: Xác định chủ đề chính của mindmap, nó sẽ nằm chính giữa và xung quanh sẽ triển khai ra 5-6 nhánh liên quan tới chủ đề này;
  • Bước 3: Từ mỗi nhánh liên quan kể trên, sẽ triển khai ra tầm 5-6 nội dung khác, bao gồm các keyword và các đoạn note ngắn gọn tầm 3-4 dòng, để giúp mình có thể nhìn vào và hiểu một cách trực quan, logic;
  • Bước 4: Sử dụng màu sắc để phân biệt từng nhánh nội dung, có thể mỗi nhánh dùng 1 màu khác nhau để tăng sự bắt mắt, sinh động và dễ đọc, hiểu, ghi nhớ;
  • Bước 5: Nhìn lại tổng quan xem cần bổ sung, chỉnh sửa ở chỗ nào cho hoàn thiện, đầy đủ thông tin và dễ hiểu hơn không?
  • Bước 6: Ôn bài theo mindmap mình đã vẽ, nếu có điểm gì thiếu soát hoặc thấy chưa ổn thì rút kinh nghiệm cho lần tiếp theo sẽ vẽ sơ đồ tư duy một cách xịn xò hơn.

Bài viết này đã giúp sinh viên nắm được tầm quan trọng, lợi ích của bản đồ tư duy mindmap trong học tập, đồng thời, hướng dẫn cụ thể cách làm mindmap để học hiệu quả. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> 4 điều sinh viên cần lưu ý khi vẽ sơ đồ tư duy mind map

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích