Vốn dĩ mỗi người chúng ta ai cũng có những ưu điểm, thế mạnh của riêng mình, đủ khả năng để hoàn thành những việc cần làm một cách độc lập. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có nhiều trường hợp bạn cần phối hợp cùng mọi người trong các công việc chung, để phát huy tinh thần “đoàn kết là sức mạnh”, cùng nhau teamwork để mang lại kết quả tốt nhất có thể. Mọi chuyện sẽ thuận lợi nếu như các thành viên cùng nhau đồng lòng, hợp tác, thảo luận trong quá trình teamwork. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp thờ ơ, không đóng góp ý kiến, im lặng khi làm việc nhóm, vậy là teamwork dữ chưa?
>> 5 cách teamwork tệ nhất mà tôi từng biết
Im lặng là vàng trong trường hợp nào?
Một số người viện vào câu nói “im lặng là vàng” để biện minh cho trường hợp im lặng khi làm việc nhóm của mình, tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp cãi cùn, cố gắng đánh tráo khái niệm, bóp méo ý nghĩa của câu tục ngữ vốn dĩ đã có từ lâu đời. Vậy cụ thể hơn, hãy cùng tìm hiểu xem im lặng là vàng nghĩa là gì, áp dụng trong trường hợp nào? Im lặng là vàng nghĩa là trong các trường hợp cần thiết, thì im lặng sẽ là giải pháp tốt nhất, sự im lặng lúc ấy được so sánh rằng quý như vàng. Im lặng là vàng áp dụng trong những trường hợp cần tập trung lắng nghe, để nắm rõ quan điểm của người khác, hoặc thể hiện sự tôn trọng khi có người đang nói. Im lặng là vàng cũng áp dụng trong trường hợp bạn chưa chắc những gì mình nói là đúng, hoặc đang có ý định nói lung tung, bậy bạ, tào lao, thì tốt nhất là nên im lặng để tránh bị người khác đánh giá. Im lặng là vàng cũng có thể được áp dụng ở những nơi cần sự yên tĩnh, cần giữ yên lặng.
Vậy phải có tình huống cụ thể, và đó phải là tình huống phù hợp, cần sự im lặng, thì lúc đó bạn mới áp dụng theo câu nói im lặng là vàng được. Còn khi làm việc nhóm, thảo luận, teamwork cùng các thành viên, thì im lặng có phải là hành động phù hợp không? Im lặng khi làm việc nhóm là teamwork dữ chưa?
Im lặng khi làm việc nhóm là teamwork dữ chưa?
Khi làm việc nhóm, ngay từ chữ “nhóm” thì bạn cũng có thể hình dung được rõ rằng tất cả thành viên phải cùng nhau phối hợp, thảo luận, đóng góp ý kiến để chọn ra phương án tối ưu nhất, sau đó, cùng nhau làm việc, hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết, và mấu chốt quan trọng để làm tốt những điều ấy chính là phải giao tiếp, phải mở miệng ra nói chuyện, trao đổi thông tin cùng các thành viên khác, nhất là trong lúc brainstorm, thảo luận nhóm.
Im lặng khi làm việc nhóm chắc chắn không phải là teamwork, mà nó còn đi ngược lại với tính chất của làm việc nhóm, nếu cứ im lìm như vậy thì tốt nhất nên làm việc độc lập, làm một mình, chứ lập nhóm làm gì cho mất công? Trong trường hợp này, có một số người biện minh bằng cách nói rằng mình không có ý tưởng, sáng kiến gì để đóng góp, hoặc nói rằng quan điểm của mình cũng giống mọi người, đã được mọi người nói hết rồi, không đóng góp gì thêm, thì đó cũng chưa phải là teamwork, vì chắc chắn nếu cố gắng suy nghĩ, động não, thì bạn vẫn có thể tìm ra một số quan điểm khác biệt để cùng thảo luận. Bên cạnh đó, có một số người ngại nêu lên quan điểm trái chiều, sợ sẽ biến thành tranh cãi, sợ đụng chạm khi làm việc nhóm, nên quyết định im lặng luôn, đó là điều không nên. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp lấy lý do rằng mình hướng nội nên ngại giao tiếp, có xu hướng im lặng khi teamwork, thì đó cũng là điều không nên.
>> Không tìm được tiếng nói chung khi teamwork thì phải làm sao?
Im lặng khi teamwork là có lỗi với các thành viên khác
Bên cạnh việc trái với tinh thần teamwork, thì im lặng khi làm việc nhóm cũng đồng nghĩa rằng bạn có lỗi với các thành viên khác. Tự dưng mọi người đang tập trung, cố gắng teamwork, mà mình lại nhởn nhơ, không phối hợp, cũng chẳng thèm trao đổi ý kiến, thảo luận, mà chỉ giữ im lặng từ đầu tới cuối, thì thật sự lạc quẻ và thiếu tôn trọng mọi người. Đồng thời, điều này cũng thể hiện rằng bạn là một người thiếu trách nhiệm, không quan tâm rằng cả team đang làm gì, cần hỗ trợ gì, và bản thân mình cần cố gắng đóng góp thế nào trong quá trình teamwork?
Song song đó, khi làm việc nhóm mà lại có 1-2 thành viên im lặng, có thái độ không hợp tác, không tích cực trong quá trình làm việc nhóm, thì điều này thật sự rất tệ, khả năng cao sẽ kéo kết quả teamwork đi xuống. Mọi người ai cũng nỗ lực hết mình với mong muốn mang về kết quả tốt nhất có thể, vậy mà vì một vài người im lặng, thiếu tinh thần tập thể khi làm việc nhóm, mà kết quả lại bị kéo xuống, và đây thật sự là hành vi có lỗi với các thành viên khác.
Nên thảo luận nhóm thế nào để đạt kết quả tốt nhất?
Sau khi điểm qua những tác hại của chuyện im lặng khi làm việc nhóm, vừa mang lại kết quả teamwork không tốt, vừa ảnh hưởng tới danh dự, uy tín cá nhân, bị người khác đánh giá rằng mình thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc, thì chắc hẳn rằng bạn không hề muốn những điều ấy xảy ra với mình. Vậy nên thảo luận nhóm thế nào để đạt kết quả tốt nhất?
Đầu tiên, bạn cần phải trở thành một phần của tập thể, phải hiểu rằng bất kể những gì mình nghĩ, mình nói, mình làm, đều cần phải vì mục tiêu chung, mục đích chung, lợi ích chung của tập thể, chứ không nên hành xử theo hướng cá nhân, ích kỷ. Tiếp theo, bạn nên cố gắng cởi mở hơn, giao tiếp với mọi người nhiều hơn, tập trung động não, chia sẻ quan điểm khi thảo luận nhóm, chứ đừng giữ thái độ im lặng như trước. Có thể những gì bạn đóng góp chưa phải là quá hoàn hảo, chưa tối ưu nhất, nhưng ít ra đó cũng là động thái tích cực, rằng bạn đang cố gắng teamwork, đưa ra những quan điểm để mọi người cùng nhau đánh giá, phân tích, lựa chọn ra phương án tối ưu nhất. Ngoài ra, nếu bạn có bất đồng quan điểm với mọi người khi thảo luận nhóm, thì cũng cần giữ thái độ tích cực, cố gắng lắng nghe họ trình bày xong rồi mới phản biện, chứ đừng tranh cãi, ngắt lời, biến buổi thảo luận nhóm thành một cuộc cãi vã không đáng có.
Bài viết này đã phân tích trên nhiều khía cạnh để giúp bạn nhận ra những tác hại khôn lường của chuyện im lặng khi làm việc nhóm, và thật sự điều đó trái ngược với tinh thần teamwork, là điều mà chúng ta cần phải khắc phục triệt để càng sớm càng tốt. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Đừng ôm đồm quá nhiều việc khi teamwork
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.