Home Hỏi đáp nhanh Khi Có Xích Mích, Tranh Cãi, Làm Sao Để Biết Ai Đúng Ai Sai?

Khi Có Xích Mích, Tranh Cãi, Làm Sao Để Biết Ai Đúng Ai Sai?

by Hoàng Khôi Phạm
Khi Có Xích Mích, Tranh Cãi, Làm Sao Để Biết Ai Đúng Ai Sai?

Trong cuộc sống, trong công việc và cả trong học tập, chắc chắn sẽ có những lúc bạn phải đối mặt với những xích mích, tranh cãi. Cho dù muốn hay không, cho dù bạn là một người hiền khô, ít khi gây hấn với ai, thì cũng không thể tránh khỏi những lúc người khác chủ động gây hấn với mình. Nếu lỡ rơi vào trường hợp đó, thì bạn cần xử lý như thế nào? Khi có xích mích, tranh cãi, làm sao để biết ai đúng ai sai?

>> 4 cách giúp bạn ngăn ngừa mâu thuẫn trong công sở

Nguyên nhân gây ra xích mích, tranh cãi là gì?

Trước khi tìm ra ai đúng ai sai, thì bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra xích mích, tranh cãi đó là gì. Khi đã xác định được nguyên nhân, thì bạn và đối phương mới có cơ sở để nói chuyện, tranh luận với nhau, chứ nếu cứ tranh cãi một cách vô cớ, thì làm sao mà hoà giải được? Để tìm ra nguyên nhân, thì đôi bên cần phải giữ bình tĩnh, nói chuyện đàng hoàng, chịu khó lắng nghe quan điểm của nhau, tránh vì quá nóng giận mà ngắt lời, gạt bỏ quan điểm của người ta, điều đó chỉ kiến xích mích, tranh cãi trở nên trầm trọng hơn. Nếu nguyên nhân gây ra xích mích là vì hiểu lầm, thì chẳng cần biết ai đúng ai sai, vì đó chỉ là hiểu lầm thôi mà, không cần truy cứu hay tìm hiểu quá sâu, quá rạch ròi.

Vì sao cần biết ai đúng ai sai khi tranh cãi?

Nếu nguyên nhận gây ra xích mích, tranh cãi không phải do hiểu lầm, mà do những vấn đề khác, thì khi đã biết ai đúng ai sai, đôi bên sẽ dễ thống nhất quan điểm và đi đến tiếng nói chung hơn. Ở đây, bạn cần hiểu rằng “sai” không đồng nghĩa với việc mình phạm tội, có lỗi lầm quá đáng hay là cố tình gây ra mâu thuẫn, mà “sai” đơn thuần chỉ là vì một hành động, một lời nói, một suy nghĩ nào đó, có thể là vô tình, không cố ý, nhưng lại khiến mâu thuẫn phát sinh.

Còn “đúng” cũng không phải là người có quyền phê phán, trách móc công khai đối phương, mà chỉ đơn thuần là người không gây ra mâu thuẫn, là người bị động, tự dưng không làm gì hết mà lại bị cuốn vào trung tâm của cuộc tranh cãi. Vậy khi có xích mích, tranh cãi với người khác, thì làm sao để biết ai đúng ai sai?

>> Khơi mào mâu thuẫn trong công sở và những hậu quả khôn lường

Khi có xích mích, tranh cãi, làm sao để biết ai đúng ai sai?

Cách đơn giản nhất để nhận biết ai đúng ai sai chính là cùng nhau đi thẳng vào nguyên nhân, xem đôi bên xích mích, tranh cãi, mâu thuẫn với nhau vì lý do nào, vì bất đồng quan điểm, vì xung đột lợi ích, hay là vì bất kỳ nguyên nhân nào khác? Rồi từ nguyên nhân đó, hãy cùng tìm hiểu xem vì sao lại có nguyên nhân đó, có cách nào để giải thích, lý giải một cách hợp lý hay không? Trong giai đoạn này, đôi bên cần bình tĩnh thảo luận với nhau, lắng nghe quan điểm của nhau với mục tiêu là cùng tìm ra tiếng nói chung, chứ không phải là cố tình nghe đối phương nói để bắt bẻ, phản bác.

Sau khi đã tìm được tiếng nói chung, thì hầu như 90% cả đôi bên đều đã giải quyết được vấn đề, và ngầm biết được ai đúng ai sai trong chuyện này. Đây cũng chính là cách để giúp bạn xử lý khi bị vướng vào những mâu thuẫn, xích mích. Và có một điều quan trọng bạn cần ghi nhớ, đó chính là khi có xích mích, mâu thuẫn, thì mình phải xử lý ngay, càng sớm càng tốt, không nên để kéo dài, cũng không nên im lặng bỏ qua, vì điều đó chỉ khiến mâu thuẫn tạm lắng xuống, sau này đụng chuyện khác thì nó sẽ bùng nổ lại theo cách trầm trọng hơn, khó giải quyết hơn.

Dù biết ai đúng ai sai nhưng không nên nói thẳng ra

Dù đã ngầm biết ai đúng ai sai khi có xích mích, tranh cãi, nhưng bạn không nhất thiết phải nói ra và không nên nói thẳng ra rằng “tôi đúng, bạn sai” – Điều đó không quá quan trọng, vì như đã làm rõ ở phần trước, “đúng” không có nghĩa là đúng, và “sai” cũng không có nghĩa là sai. Đúng sai chỉ nên là điều mà chúng ta ngầm hiểu trong đầu, bạn ngầm hiểu rằng mình đúng, đối phương cũng đã ngầm hiểu là họ sai, không cần bạn phải lên án hay phán xét họ, vì như thế chỉ kéo sự việc đi xa hơn, khiến mâu thuẫn, xích mích trở nên trầm trọng hơn, khiến đôi bên khó nhìn mặt nhau hơn.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc rằng “Khi có xích mích, tranh cãi, làm sao để biết ai đúng ai sai?”, và đưa ra gợi ý cách giải quyết phù hợp. Hy vọng rằng thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> 3 cách xử lý mâu thuẫn cực tốt mà bạn nên học hỏi

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích