Đi chơi thì tất nhiên sẽ vui hơn đi làm, đó là điều mà ai cũng biết, nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta vẫn phải đi làm, phải đối mặt với những áp lực công việc, một phần để mưu sinh, một phần để phát triển bản thân hơn và tăng cơ hội chinh phục những thành công trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình không muốn đi làm một chút nào, chỉ thích đi chơi, thì phải làm sao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!
>> 4 cách giúp bạn chiến đấu với deadline khi đi làm
Đi làm có vui không?
Khi được hỏi rằng đi làm có vui không, mỗi người sẽ tự có những câu trả lời khác nhau, phụ thuộc vào quan điểm riêng của từng người. Có người cho rằng đi làm cũng vui mà, được gặp mặt đồng nghiệp, cùng nhau teamwork, được thử thách bản thân thông qua các nhiệm vụ được giao và cực kỳ tự hào khi hoàn thành công việc, mang lại kết quả tốt, được mọi người công nhận năng lực. Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng đi làm chẳng có gì vui, cảm thấy đi làm quá mệt mỏi, gò bó, và thật sự không thích phải đối mặt với áp lực công việc. Mọi chuyện sẽ phụ thuộc vào góc nhìn của bạn, đi làm có vui không sẽ do chính bạn quyết định. Nếu bạn vẫn giữ quan điểm rằng đi làm chẳng có gì vui, mình thích đi chơi hơn đi làm, thì hãy thử xác định xem vì sao lại như thế, những nguyên nhân nào khiến bạn cảm thấy như thế?
Vì sao bạn thích đi chơi hơn đi làm?
Mọi người thường cho rằng đi làm là một điều mà mình phải làm, phải thực hiện, khi đã lớn rồi, đã tốt nghiệp ra trường, thì chúng ta phải đi làm như bao người khác, chứ đâu thể nằm chơi ở nhà để ba mẹ nuôi được. Khi đó, chuyện đi làm nó giống như là một trách nhiệm, dù muốn hay không thì bạn cũng phải đi làm, tự dưng điều này sẽ khiến bạn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, không thoải mái. Vào một buổi sáng đẹp trời, bạn vẫn muốn ngủ nướng thêm một chút, nhưng đồng hồ báo thức vang lên, bạn phát hiện ra rằng mình không được ngủ nữa, phải dậy đi làm thôi, dù mệt mỏi uể oải nhưng cũng phải ráng đi làm. Sau đó, bạn phải vượt qua khoảng thời gian kẹt xe ngoài đường để di chuyển tới công ty.
Rồi khi bước vào công ty, được sếp giao cho làm cái này cái kia, phải tự chịu trách nhiệm với các công việc của mình, có những nhiệm vụ phức tạp khiến bạn cực kỳ đau đầu, mệt mỏi,… Chính những điều này đã khiến cho chuyện đi làm trở nên khá nhàm chán, đau đầu, khiến bạn muốn được relax, muốn bỏ hết tất cả công việc để đi chơi cho nhẹ đầu. Đây hầu như là một suy nghĩ bình thường, mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng có đôi lần nghĩ tới, ai mà chẳng thích đi chơi, đâu ai muốn mình cứ phải vùi mình dưới áp lực công việc mãi. Tuy nhiên, nếu bạn có dấu hiệu không muốn đi làm, chỉ thích đi chơi, thì đó lại là chuyện khác, nếu không sớm giải quyết thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả tồi tệ…
>> 3 cách relax sau 1 ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi
Không muốn đi làm, chỉ thích đi chơi thì phải làm sao?
Không muốn đi làm, chỉ thích đi chơi là điều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đầu tiên, nó sẽ khiến bạn dậm chân tại chỗ, không thể phát huy năng lực bản thân, vì bạn đâu có chịu đi làm, đâu muốn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách trong công việc, thì lấy đâu ra cơ hội để mình cọ xát và phát triển bản thân. Tiếp theo, bạn sẽ phải ngậm ngùi nhìn những người đồng trang lứa mình ngày càng giỏi hơn, gặt hái được nhiều thành công và có chỗ đứng vững chắc trong công việc, xây dựng được sự nghiệp vững vàng, còn mình chỉ là một người ham chơi, chán nản công việc, không muốn đi làm. Bên cạnh đó, khi quá cuốn vào những cuộc chơi, bạn sẽ dễ bị rơi vào tình trạng tiêu xài quá trớn, mà lại không đi làm thì lấy tiền đâu ra để tiêu xài mãi, sẽ có ngày bạn chợt nhận ra nguồn tài chính của mình đang cạn kiệt và không biết phải xoay sở thế nào?
Vậy nếu bản thân không muốn đi làm, chỉ thích đi chơi thì phải làm sao? Đầu tiên, bạn phải tìm được niềm cảm hứng trong công việc, đó sẽ chính là động lực giúp bạn cảm thấy vui hơn khi đi làm mỗi ngày. Đồng ý rằng bất kỳ công việc nào cũng có áp lực, cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thử thách, đôi lúc chúng sẽ khiến bạn chùn bước và cảm thấy mệt mỏi, chán nản, nhưng khi bạn củng cố động lực làm việc, thì nó sẽ giúp bạn vững vàng hơn, tự tin hơn để vượt qua những thử thách ấy và hoàn thành tốt công việc khi đi làm. Tiếp theo, khi bạn không còn “ngán” những thử thách trong công việc, thì bạn sẽ lần lượt chinh phục được chúng, đó cũng có thể xem như là những thành tựu, thành công mà bạn đạt được khi đi làm, sẽ giúp bạn cảm thấy tự hào hơn về bản thân và có hứng thú hơn khi đi làm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể giao tiếp nhiều hơn với đồng nghiệp xung quanh, họ cũng có thể là những người bạn tốt, có thể tâm sự, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, chứ không hẳn chỉ là những người giao tiếp với nhau vì lợi ích công việc.
Làm ra làm, chơi ra chơi, đừng vừa làm vừa chơi
Một số người quan niệm rằng sẽ vừa làm vừa chơi để tránh cảm giác chán nản, mệt mỏi khi đi làm, và giúp mình cảm thấy không khí đi làm vui hơn. Tức là khi đang làm việc giữa chừng, khi thấy hơi mệt, thì họ sẽ dừng lại để lướt Facebook, Tiktok, nghe nhạc, xem phim, chơi game, hoặc tán gẫu với đồng nghiệp, rồi một lúc sau sẽ quay lại làm việc tiếp. Đây là điều bạn cần tránh, vì nó sẽ khiến bạn xao nhãng công việc, không tập trung khi làm việc, mang lại kết quả không tốt, khiến công việc bị đình trệ, kém chất lượng, trễ deadline. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm, có thể nó giúp bạn đỡ stress hơn ở thời điểm đang relax đó, tuy nhiên, khi sự mất tập trung này tác động xấu tới kết quả công việc, thì bạn sẽ bị cấp trên khiển trách, lúc ấy bạn lại càng stress nhiều hơn. Hãy nhớ rằng làm ra làm, chơi ra chơi, đừng vừa làm vừa chơi nhé!
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng không muốn đi làm, chỉ thích đi chơi thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Không còn nhiệt huyết với công việc thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.