Giao tiếp khi đi làm là điều cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp bạn gặp nhiều thuận lợi trong công việc và tăng khả năng hoàn thành công việc tốt hơn. Nếu có kỹ năng giao tiếp tốt, thì chắc chắn đây sẽ là lợi thế lớn khi bạn ứng tuyển việc làm. Tuy nhiên, nếu bạn chưa tự tin vào khả năng giao tiếp của bản thân thì phải làm sao? Dưới đây là kỹ năng giao tiếp cơ bản khi đi làm mà bất kỳ ai cũng cần có, ít ra bạn cũng nên nhanh chóng trau dồi cho mình những điều này!
>> Ngại giao tiếp, hướng nội phải làm sao để tự tin hơn?
Kỹ năng giao tiếp khi đi làm quan trọng thế nào?
Khi đi làm, bắt buộc bạn phải giao tiếp với đồng nghiệp mỗi ngày, vì khả năng cao rằng bạn sẽ có nhiều công việc cần giữ kết nối và trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp, nếu bạn ngại giao tiếp hoặc giao tiếp chưa tốt, thì điều đó sẽ khiến thông tin bị đứt gãy, hoặc khiến đối phương hiểu sai ý mình, từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ quả không mong muốn, ảnh hưởng xấu tới kết quả công việc, và khi đó có thể xảy ra xích mích, mâu thuẫn nội bộ, đổ lỗi cho nhau.
Bên cạnh đó, khi đi làm, bạn cũng cần phải biết cách giao tiếp khéo léo với cấp trên, khách hàng, đối tác, các cuộc giao tiếp này tất nhiên cần phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, trang trọng hơn so với khi trao đổi công việc với đồng nghiệp. Nếu có kỹ năng giao tiếp chưa tốt, thì bạn sẽ khó lòng hoàn thành những việc được giao một cách thuận lợi, khó lòng được cấp trên trọng dụng, khó lòng làm việc với các khách hàng, đối tác khó tính. Chính vì thế, nếu muốn hoàn thành tốt công việc, đạt nhiều thành tích tốt và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, thì bạn cần nhanh chóng tìm hiểu những kỹ năng giao tiếp cơ bản khi đi làm mà bất kỳ ai cũng cần có, rồi sau đó tự dành thời gian để cố gắng trau dồi cho bản thân.
Kỹ năng giao tiếp cơ bản khi đi làm mà bất kỳ ai cũng cần có
Để xác định các kỹ năng giao tiếp cơ bản khi đi làm mà bất kỳ ai cũng cần có, thì bạn có thể chia theo từng đối tượng mà mình cần giao tiếp, trao đổi công việc, cụ thể như sau:
- Giao tiếp với đồng nghiệp: Thật ra, giao tiếp với đồng nghiệp không quá khó, ngay cả sinh viên mới ra trường đi làm cũng có thể đáp ứng các yêu cầu cơ bản khi giao tiếp với các anh chị đồng nghiệp trong công ty, điều mấu chốt là bạn cần đảm bảo mình lịch sự, lễ phép, biết tôn trọng người lớn tuổi hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ rằng trong công việc, nếu có những gì mình chưa hiểu, chưa rõ, chưa biết, thì cần phải mạnh dạn hỏi, đừng ngại giao tiếp, vì nếu bạn im lặng mà tưởng, nghĩ theo ý mình, thì khả năng cao rằng bạn sẽ đi chệch hướng, khiến kết quả công việc bị kéo xuống, hoặc có khả năng gây ra nhiều sai sót trong quá trình làm việc vì bị đứt gãy thông tin.
- Giao tiếp với cấp trên: Không ít người đi làm có xu hướng ngại giao tiếp với cấp trên, luôn tìm cách để hạn chế chạm mặt cấp trên, nhưng thật ra đó là điều không tốt. Cấp trên mặc dù khó tính, mặc dù là người có quyền giám sát và khiển trách bạn, họ toả ra một nguồn năng lượng khiến bạn cảm thấy sợ, thấy rén, nhưng đó lại chính là người có thể giúp bạn tiến bộ và phát triển hơn trong công việc. Bạn không cần phải là một nhân viên nịnh hót, cố gắng dùng lời ngon tiếng ngọt để lấy lòng cấp trên, chỉ cần bạn mạnh dạn trao đổi các vấn đề liên quan tới công việc, kế hoạch, báo cáo, đó có thể là bằng lời nói, hoặc thông qua văn bản, email, file báo cáo.
- Giao tiếp với khách hàng: Nếu tính chất công việc yêu cầu bạn phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng, thì bạn cần phải biết cách nắm bắt tâm lý, gợi mở nhu cầu, khiến họ tin rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn hoàn toàn có thể giải quyết những vấn đề của họ, từ đó, bạn sẽ tăng khả năng chốt deal thành công/
- Giao tiếp với đối tác: Trong khi giao tiếp với đối tác, bạn cần ghi nhớ rằng mình đang đại diện công ty để trao đổi công việc, bất kỳ điều gì bạn nói, bạn hứa, thì cần đảm bảo là mình có thể làm được, tránh để công ty bị mất uy tín. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo sự chuyên nghiệp, chỉn chu, khéo léo và tự tin khi trao đổi công việc với đối tác, nhất là khi làm việc về các vấn đề như kế hoạch hợp tác, hợp đồng, hồ sơ, biên bản nghiệm thu,…
Dựa vào những điều kể trên, bạn hãy tự nhìn lại bản thân và đánh giá khách quan xem mình đang giao tiếp ở mức độ nào, có đáp ứng được mức cơ bản chưa, hay vẫn còn nhiều điều thiếu sót cần trau dồi thêm? Nếu phát hiện ra rằng khả năng giao tiếp của mình quá yếu, giao tiếp còn rụt rè, thiếu tự tin, chưa khéo léo, thì bạn phải làm sao?
>> Cách biến hình từ ngại giao tiếp thành người tự tin giao tiếp
Giao tiếp rụt rè, thiếu tự tin, chưa khéo léo thì phải làm sao?
Nếu cảm thấy bản thân mình đang giao tiếp rụt rè, thiếu tự tin và chưa đủ khéo léo, thì tất nhiên bạn sẽ cảm thấy buồn, tự ti về năng lực bản thân, thậm chí một số người còn cho rằng mình quá tệ, quá yếu kém, có mỗi chuyện giao tiếp thôi mà cũng ngại, cũng sợ, cũng chưa làm tốt. Thậm chí, khi đã lỡ để xảy ra những hậu quả tai hại vì mình giao tiếp chưa tốt, gây ra thiệt hại cho công ty, ảnh hưởng tới kết quả làm việc của tập thể, thì bạn sẽ càng hoang mang, lo lắng hơn.
Đừng để tâm lý tiêu cực ấy ảnh hưởng không tốt đến tinh thần làm việc và kết quả công việc của bạn trong tương lai. Thay vào đó, bạn hãy tìm cách để dần thay đổi, cải thiện kỹ năng giao tiếp trong công việc, cái gì mình còn thiếu sót thì học thêm, cái gì mình chưa tốt thì cải thiện, miễn sao bạn có tư duy tích cực và khao khát thay đổi bản thân. Từ đó, bạn sẽ nâng cao năng lực làm việc, làm việc thuận lợi hơn, đóng góp được nhiều giá trị hơn cho công ty, và gia tăng cơ hội phát triển, thăng tiến trong tương lai. Cụ thể hơn, bạn hãy theo dõi phần tiếp theo, đó là một số gợi ý về cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong công việc đơn giản, nhanh chóng, mà bạn có thể tham khảo.
Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp đơn giản, nhanh chóng
Đầu tiên, bạn hãy bắt đầu với cấp độ đơn giản nhất, đó là giao tiếp trong công việc với đồng nghiệp. Hãy luôn giữ kết nối với đồng nghiệp, nhất là trong các công việc chung, hãy nghĩ đơn giản rằng nó giống như mình đang làm việc nhóm với bạn bè hồi còn đi học, chứ đừng quá áp lực, căng thẳng. Ngoài ra, bạn hãy giữ tâm lý rằng đồng nghiệp cũng như mình, cũng muốn hoàn thành tốt công việc, cũng muốn giữ kết nối, giao tiếp với mình trong công việc, chứ họ không phải là người giám sát, cũng chẳng phải cấp trên, nên chẳng có gì phải ngại khi giao tiếp với đồng nghiệp cả, miễn sao bạn lịch sự, hoà đồng, đừng có những lời nói quá đáng hay có ý sai bảo đồng nghiệp là được. Bạn cũng có thể tăng thêm sự gắn bó, thân thiết với đồng nghiệp bằng những câu chuyện ngoài lề về cuộc sống, sở thích, tám chuyện với nhau vào giờ nghỉ trưa hoặc cuối giờ làm việc, mặc dù không phải trao đổi công việc, nhưng nó sẽ giúp bạn dần cảm thấy thoải mái hơn, dạn dĩ hơn khi giao tiếp với mọi người, sau một thời gian, bạn sẽ không còn tâm lý rụt rè, ngại giao tiếp nữa.
Bài viết này đã giúp bạn nắm được kỹ năng giao tiếp cơ bản khi đi làm mà bất kỳ ai cũng cần có. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!
>> Làm thế nào để giao tiếp Tiếng Anh lưu loát như người bản xứ?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.