Home Công việc Làm Việc Cho Có, Làm Đại Cho Xong Và Cái Kết Khôn Lường

Làm Việc Cho Có, Làm Đại Cho Xong Và Cái Kết Khôn Lường

by Hoàng Khôi Phạm
Làm Việc Cho Có, Làm Đại Cho Xong Và Cái Kết Khôn Lường

Khi đi làm, có bao giờ bạn từng chứng kiến một số đồng nghiệp lười biếng, làm việc cho có, làm đại cho xong, luôn mong mau hết giờ để đứng lên đi về chưa? Hoặc có thể nhân vật đó chính là bạn, đi làm mà chẳng thấy hào hứng, chỉ mong làm lẹ cho hết việc để tối về nhà đi ăn, đi chơi. Ai cũng biết rằng đó là điều không tốt, là hành vi xấu cần tránh, và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đến công việc sau này, nhưng khi bị cuốn vào điều đó, thì tự dưng tâm lý bạn thấy thoải mái hơn, vui thích hơn, rồi tự xem đó là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu làm việc cho có, làm đại cho xong thì…

>> Gặp đồng nghiệp lười biếng, ngồi chơi cả ngày thì phải làm sao?

Vì sao một số người lại làm việc cho có?

Mặc dù biết làm việc cho có là một thói quen xấu, nhưng một số người vẫn nhắm mắt cho qua, xem như không thấy, không biết, vì họ thấy rằng điều đó mang lại cho họ cảm giác thoải mái, đỡ bị nặng đầu với áp lực công việc. Chẳng hạn như khi sếp giao cho 3 việc, nếu tập trung làm việc có tâm, thì họ cần mất khoảng 5 ngày để hoàn thành, nhưng nếu làm việc cho có, làm đại, làm lẹ cho xong, thì họ chỉ cần 2 ngày là hoàn thành hết. Tức là sẽ rút ngắn thời gian hơn, đỡ mệt hơn, thời gian còn dư thì họ sẽ ngồi chơi, làm việc riêng, ngồi rung đùi chờ cuối tháng lãnh lương. Bên cạnh đó, những người này cũng thường có xu hướng né tránh những công việc khó, từ chối những nhiệm vụ phức tạp cho đỡ mệt, đỡ phải làm nhiều. Họ thấy được cái lợi trước mắt rằng làm việc cho có sẽ giúp họ đỡ mệt hơn, đỡ phải vùi đầu vào áp lực công việc như những đồng nghiệp xung quanh, nhưng thật ra, có khi họ chưa lường trước đường những rủi ro tiềm ẩn…

Dấu hiệu nhận biết những người làm việc cho có

Để nhận diện những người làm việc cho có, làm đại cho xong, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Luôn né tránh các công việc khó, từ chối các nhiệm vụ phức tạp;
  • Lười nhác trong công việc, lúc nào nhìn sang cũng thấy đang ngồi chơi, làm việc riêng;
  • Làm xong việc nhanh, nhưng đào sâu vào thì thấy rõ sự qua loa, sơ sài, chưa chú tâm làm việc;
  • Luôn cố gắng làm việc lẹ cho xong, để còn ngồi chơi game, tán dóc, lướt mạng xã hội;
  • Thường để xảy ra sai sót trong công việc, đã nhắc nhở nhưng vẫn phạm phải lỗi sai cũ;
  • Nhiều lúc bỏ sót những việc cần làm, trễ deadline, nhưng vẫn nhởn nhơ như không có gì;
  • Bị đồng nghiệp, khách hàng, đối tác phàn nàn rằng làm việc qua loa, sơ sài, làm đại cho xong;
  • Kết quả làm việc thường ở mức kém, tệ, hoặc cùng lắm chỉ ở mức tạm chấp nhận được;
  • Không quan tâm tới những thông báo, lưu ý trong công việc, đi làm mà như người trên mây;
  • Thường đi trễ, về sớm, đang làm việc mà cứ mong mau đến giờ về, mau đến cuối tuần;
  • Thường xuyên xin nghỉ đột xuất, với rất nhiều lý do khác nhau, bất chấp công việc dang dở…

>> Đi làm với tư duy sao cũng được và hậu quả khôn lường

Làm việc đại có xong tiềm ẩn những rủi ro nào?

Những ai có xu hướng làm việc cho có, làm đại cho xong, sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Đầu tiên, họ sẽ tạo ấn tượng xấu trong mắt đồng nghiệp và cấp trên, vì chắc chắn mọi người sẽ dễ dàng nhận ra được điều này, khi thấy suốt ngày họ chỉ ngồi chơi, làm việc một cách qua loa, đại khái, thường để xảy ra sai sót trong công việc. Có thể đồng nghiệp chỉ để bụng, chỉ nghĩ trong đầu chứ không làm gì được họ, nhưng cấp trên thì khác, nếu thấy tình trạng này kéo dài mà không được khắc phục, thì sớm muộn gì các sếp cũng cho những nhân viên ấy “bay màu” khỏi công ty, vì chẳng ai dư tiền để trả lương cho một người lười nhác, vào công ty không tập trung làm việc, giao cho việc gì cũng làm đại cho xong chứ không đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, nếu làm việc cho có, làm đại cho xong, thì tất nhiên họ cũng sẽ không đảm bảo được chất lượng công việc, mang về kết quả kém, bị cấp trên khiển trách và có nguy cơ bị sa thải, mất việc.

Ngoài ra, những ai lười nhác, không cố gắng làm việc, né tránh các nhiệm vụ khó, thì tất nhiên sẽ chẳng thể tiến bộ, đi làm lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ, năng lực yếu kém. Họ sẽ phải ngậm ngùi nhìn các đồng nghiệp nhỏ tuổi hơn lần lượt vượt qua mình, được thăng tiến, trong khi bản thân mình vẫn ngồi mãi ở vị trí cấp dưới…

Làm việc cho có, làm đại cho xong và hậu quả khôn lường

Như đã tìm hiểu ở phần trước, làm việc cho có, làm đại cho xong sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, và tất nhiên, chúng cũng kéo theo nhiều hậu quả khôn lường, cụ thể như sau:

  • Không phát triển năng lực bản thân: Cứ mãi nhận những đầu việc dễ, làm việc không có tâm, không cố gắng, thiếu tập trung, thì bạn sẽ khó lòng phát triển, chẳng thể học hỏi thêm điều gì, người ta đi làm thì ngày càng tiến bộ, tích luỹ kinh nghiệm, còn mình thì năng lực làm việc vẫn vậy.
  • Kết quả làm việc kém: Tất nhiên, khi làm việc cho có, làm đại cho xong, thì bạn đâu có đặt tâm trí mình vào đó, không chú tâm vào hiệu quả, nên sẽ mang lại kết quả làm việc kém, thường để xảy ra sai sót.
  • Mất cơ hội thăng tiến: Khi đi làm, ai cũng muốn mình có cơ hội thăng tiến, nhưng điều đó sẽ không nằm trong từ điển của những người làm việc cho có, làm đại cho xong. Đây cũng là điều dễ hiểu thôi, nếu không chú tâm làm việc, luôn lười nhác, né tránh công việc, thì làm sao mà công ty dám cho bạn cơ hội thăng tiến?
  • Bị đào thải khỏi thị trường lao động: Những ai đi làm mà không tập trung, thiếu chăm chỉ, làm việc cho có, năng lực làm việc kém, không đóng góp nhiều giá trị cho công ty, thì sẽ dần bị đào thải khỏi thị trường lao động.
  • Bị đồng nghiệp xa lánh: Chẳng ai muốn kết thân với một người làm việc cho có, làm đại cho xong, lúc nào cũng né tránh công việc, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, chính vì thế, họ sẽ bị đồng nghiệp xung quanh xa lánh.

>> Đi làm mệt mỏi quá thì phải làm sao để nạp năng lượng?

Làm việc bằng cái tâm thì mới có cơ hội thăng tiến

Làm việc cho có, làm đại cho xong sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái, sung sướng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đó chỉ là sự thoải mái nhất thời, chứ xét về lâu dài, thì nếu có tư duy làm việc như thế, thì người thiệt thòi nhất sẽ là chính bạn, sau này nhìn lại, thấy mọi người xung quanh lần lượt thăng tiến, gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp, còn mình thì lại mãi dậm chân tại chỗ, thậm chí còn đi thụt lùi, lúc đó có hối hận thì cũng đã quá muộn màng.

Thật vậy, những ai làm việc bằng cái tâm, cố gắng hết mình, chăm chỉ làm việc, có trách nhiệm với công việc, thì mới có cơ hội để nâng cao năng lực bản thân, trau dồi, học hỏi nhiều kinh nghiệm và mở rộng cơ hội thăng tiến trong tương lai. Vậy thì tương lai bạn như thế nào sẽ do chính bạn quyết định, do bạn tự lựa chọn, bạn muốn là một người thành công, cơ hội thăng tiến rộng mở, hay là một nhân viên năng lực làm việc kém, đi làm lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ?

Bài viết này đã giúp bạn hình dung được những rủi ro tiềm ẩn và hậu quả khôn lường khi làm việc cho có, làm đại cho xong, làm việc không có tâm, thiếu trách nhiệm. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn thói quen xấu ấy kiềm hãm sự phát triển của mình trong tương lai, vậy hãy nghiêm túc làm việc và thay đổi ngay từ hôm nay nhé!

>> Bạn sẽ tiến bộ thế nào sau khi ra trường đi làm 1 năm?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích