Home Học tậpHọc hành, thi cử Năm 1, Năm 2 Không Quan Trọng, Chỉ Cần Học Qua Môn Thôi?

Năm 1, Năm 2 Không Quan Trọng, Chỉ Cần Học Qua Môn Thôi?

by Hoàng Khôi Phạm
Năm 1, Năm 2 Không Quan Trọng, Chỉ Cần Học Qua Môn Thôi?

Thông thường, chương trình đại học sẽ kéo dài khoảng 4 năm, càng học lên cao thì các môn học sẽ càng khó hơn, phức tạp hơn và cung cấp những kiến thức chuyên ngành sát với công việc thực tiễn hơn. Chính vì thế, có một số sinh viên cho rằng năm 1, năm 2 không quan trọng, chỉ cần học cho qua môn thôi là được, rồi tới năm 3, năm 4 sắp ra trường mình tập trung học đàng hoàng sau thì cũng chưa muộn. Liệu quan điểm ấy có chính xác không?

>> Học giỏi để làm gì, nhiều giấy khen có tác dụng gì?

Kiến thức năm 1 đại học có quan trọng không?

Nếu sinh viên đang có quan điểm rằng năm 1, năm 2 chỉ cần qua môn thôi, thì hãy thử tìm hiểu kỹ xem liệu kiến thức năm 1 đại học có quan trọng không? Năm 1 đại học là giai đoạn chuyển cấp, từ cấp 3 lên đại học, với nhiều điểm khác biệt về cách giảng dạy, cách học và thi, đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ và nghiêm túc thì mới có thể kịp thời thích nghi, tránh để kết quả học tập bị tuột dốc so với hồi cấp 3.

Đồng thời, năm 1 chính là năm đầu tiên ở đại học, tân sinh viên sẽ được tiếp xúc với các môn đại cương, hoặc các môn chuyên ngành ở cấp độ cơ bản, chúng sẽ chính là nền tảng kiến thức quan trọng khi các em học lên các năm tiếp theo. Hãy nhớ rằng kiến thức chuyên ngành ở đại học sẽ có sự liên kết rất chặt chẽ với nhau, nếu sinh viên học hành không nghiêm túc, không vững kiến thức nền tảng ở năm 1, thì khi học lên cao sẽ gặp nhiều khó khăn, càng học càng không hiểu vì mình đã bị mất căn bản ngay từ. những môn học đầu tiên. Cụ thể hơn, trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng làm rõ những tác hại khi sinh viên lơ là việc học vào năm 1, năm 2.

Tác hại khi sinh viên lơ là việc học vào năm 1, năm 2

Khi sinh viên lơ là việc học vào năm 1, năm 2, thì tất nhiên tác hại đầu tiên chính là các em sẽ không nắm vững kiến thức nền tảng, ảnh hưởng xấu tới chuyện học hành, tiếp thu kiến thức ở các môn học nâng cao sau này. Song song đó, chuyện học hành chểnh mảng cũng sẽ khiến kết quả học tập năm 1, năm 2 của các em rất kém, tệ hơn nhiều so với hồi mình đang học cấp 3, thậm chí có những bạn hồi hớp 11, 12 được học sinh giỏi, mà lên đại học lại mất tập trung, không học hành đàng hoàng, nên đã khiến học lực bị rớt xuống mức trung bình, thường xuyên bị rớt môn, rồi nợ môn quá nhiều.

Như thế sẽ vừa bị ba mẹ trách mắng, vừa xấu hổ với bạn bè, vừa bị mất tinh thần, lo lắng, hoảng loạng, mất niềm tin vào năng lực bản thân. Mà khi tâm lý đã bị ảnh hưởng như vậy, thì sẽ khó lòng tập trung học tốt hơn trong các năm học tiếp theo, khiến tình hình càng lúc càng tệ hơn. Ngoài ra, khi cho rằng năm 1, năm 2 không quan trọng, không lo tập trung học hành đàng hoàng, thì điều đó cũng sẽ ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành thói quen xấu khó bỏ, và sẽ tiếp diễn trong các năm học tiếp theo, chứ các em đừng nghĩ rằng bây giờ thoải mái rong chơi, tới năm 3, năm 4 tập trung học lại là được, đã là thói quen thì sẽ không dễ dàng thay đổi như thế đâu.

>> Điểm số tệ, làm sao để tìm phương pháp học hiệu quả?

Học đại cho qua môn sẽ khiến sinh viên hối hận thế nào?

Bên cạnh những tác hại khôn lường như chúng ta đã làm rõ ở phần trước, thì khi học đại cho qua môn, học để đủ điểm đậu, chứ không quan tâm tới kiến thức, không hiểu bài cũng mặc kệ, không chịu chủ động tìm hiểu, thì sau này sẽ khiến sinh viên phải hối hận rất nhiều. Nó không chỉ đơn thuần ảnh hưởng xấu tới điểm số, tới kết quả học tập như các em đang nghĩ, mà nó còn nhiều tác động sâu xa hơn tới công việc, tới tương lai sau này của mình.

Khi sinh viên ra trường xin việc, chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, thì nhà tuyển dụng sẽ quan tâm rất nhiều tới kiến thức chuyên ngành, những bạn nào học hành lơ tơ mơ, không nắm vững kiến thức, hỏi gì cũng không biết, hoặc trả lời sai căn bản kiến thức, thì hầu như sẽ rất khó tìm được việc làm. Dù sau này làm việc trong lĩnh vực gì, ngành nghề nào, thì kiến thức chuyên ngành vẫn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu, không chỉ là tiêu chí tuyển dụng, mà khi bắt tay vào làm việc, để có thể nhanh chóng thích nghi, hoàn thành tốt công việc, thì cần phải nắm vững bản chất kiến thức. Ngược lại, nếu đi làm mà không vững chuyên môn, thì sẽ khó lòng tìm được công việc tốt, hoặc cứ làm mãi ở vị trí nhân viên, đi làm lâu năm mà vẫn giậm chân tại chỗ, khó lòng thăng tiến.

Đừng nghĩ rằng năm 1, năm 2 không quan trọng, chỉ cần qua môn

Sau khi tìm hiểu kỹ rằng kiến thức năm 1 đại học có quan trọng không, tác hại khi sinh viên lơ là việc học, và trong tương lai có thể hối hận thế nào, thì chắc hẳn rằng các em cũng đã hiểu rõ tầm quan trọng của năm 1, năm 2. Đó là những kiến thức nền tảng cực kỳ quan trọng cho những năm học tiếp theo, và cả khi ra trường tìm việc, đi làm sau này. Vì thế, đừng nghĩ rằng năm 1, năm 2 không quan trọng, chỉ cần học cho qua môn. Thay vào đó, hãy tập trung cao độ, học hành nghiêm túc, chăm chỉ, hãy luôn ghi nhớ tầm quan trọng của chuyện học hành, đừng chủ quan nhé!

Bài viết này đã giúp sinh viên nhận thức được rõ về tầm quan trọng của năm 1, năm 2 đại học, để các em tập trung và học hành nghiêm chỉnh hơn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Học lực trung bình ráng kéo lên loại khá có khó không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích