Mình là kẻ thua cuộc, thua kém bạn bè dù học cùng 1 lớp, cùng 1 môn, cùng 1 giảng viên. Vì sao các bạn khác qua môn, thậm chí điểm cao, mà mình lại bị điểm kém, rớt môn, đến mức phải học lại, học cải thiện? Có phải mình quá dở không? Bạn bè, thầy cô đang nghĩ gì về mình? Ba mẹ sẽ trách mắng hay động viên khi biết mình bị điểm kém? Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời phân tích xem sinh viên phải học lại, học cải thiện, là đáng thương hay đáng trách?
>> Điểm C là cao hay thấp, có thể học lại không?
Phải học lại, học cải thiện – Đáng thương hay đáng trách?
Khi phải đối mặt với chuyện học lại, học cải thiện, nhất là khi chỉ mới vừa bước chân lên đại học, mới học kỳ đầu tiên mà kết quả học đã kém, thì sinh viên sẽ cực kỳ tự ti về bản thân, cho rằng mình yếu kém, vô dụng, và cũng tự trách rằng sao mình không cố gắng học tốt hơn? Bây giờ điểm kém như thế thì sẽ cực kỳ ngại với bạn bè, cho dù các bạn không nói gì, cũng không ai chê bai, nhưng tự các em cũng cảm thấy ngại. Trong mắt các bạn học giỏi, phải chăng mình là một đứa sinh viên lười biếng, lười học, nên mới phải nhận mức điểm không tốt, mới phải tốn tiền học lại, học cải thiện, trong khi các bạn ấy không biết học lại là gì, mà còn liên tục đạt được học bổng do có kết quả học tập tốt. Đáng thương – Có! Tuy nhiên, sinh viên không thể lấy cái mác đáng thương để yêu cầu mọi người phải thông cảm cho việc bị điểm kém, vì kết quả này cũng có phần đáng trách!
Chẳng hạn như phía gia đình, ba mẹ đã tốn công, tốn tiền cho mình ăn học, chỉ cần tập trung học, không phải bận tâm chuyện gì khác, vậy mà các em lại khiến ba mẹ thất vọng, đạt điểm số không tốt, và còn phải tốn tiền đóng học phí thêm cho những tín chỉ phải học lại, học cải thiện. Ba mẹ thương con cái, nhưng sẽ không bao che, thông cảm cho những lỗi sai của con mình, nếu sinh viên lười biếng, không chịu học hành đàng hoàng, đó là điều đáng trách, cần phải trách để các em nhận ra vấn đề, tập trung học tốt hơn, thay vì cứ tiếp tục phải học lại, học cải thiện thêm nữa. Chứ nếu không thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm của mình, thì sinh viên sẽ mãi lặp lại vòng luẩn quẩn: Lười học – Điểm kém – Học lại, học cải thiện!
>> Học lại môn ở đại học có ảnh hưởng gì không?
Học lại để trả giá cho sự chủ quan, lơ là?
Có 1 sự thật mà chúng ta phải chấp nhận, rằng việc bị rớt môn, bị điểm kém không phải do hên xui may rủi, may mắn chỉ chiếm đâu đó 1-2 điểm thôi, còn rớt hẳn từ điểm giỏi xuống dưới trung bình thì phần lớn sẽ do bản thân sinh viên. Các bạn điểm cao đã phải học hành vất vả thế nào trong suốt cả học kỳ, trong tất cả buổi học? Và hãy nhìn lại bản thân xem, các em có cố gắng, nghiêm túc trong việc học chưa? Hay trong suốt thời gian qua mình đã chủ quan, lơ là, ham chơi hơn ham học, và bây giờ chuyện phải học lại, học cải thiện, là cái giá của sự chủ quan ấy.
Thế giới này rất công bằng, vì thế, ngoài việc phải tập trung học lại để trả nợ môn, hay học cải thiện để kéo điểm lên, thì sinh viên cũng cần phải quyết tâm hơn trong tương lai, ở các học kỳ tiếp theo, sinh viên phải đảm bảo nghiêm túc học từ buổi đầu tiên, đi học đầy đủ, đúng giờ, tập trung nghe giảng, về nhà chủ động ôn bài, giải bài tập. Chuyện đạt điểm cao là cả 1 quá trình nỗ lực & cố gắng, sinh viên cần tập trung ngay từ đầu học kỳ, đừng để lịch sử lặp lại, đừng để nước tới chân mới nhảy, gần thi mới lật sách vở ra ôn.
Bài viết này đã giải đáp băn khoăn của sinh viên rằng phải học lại, học cải thiện, là đáng thương hay đáng trách? Bài viết này không nhằm mục đích lên án, hay chỉ trích các bạn sinh viên đang có học lực chưa tốt, mà chỉ hy vọng rằng đây là hồi chuông cảnh tỉnh, để các em thay đổi, học tốt hơn, vững kiến thức hơn và có một tương lai tươi sáng hơn. Nếu đang lỡ rơi vào trường hợp phải học lại, học cải thiện, thì các em hãy mạnh dạn đối mặt với nó, vượt qua, thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn để đạt thành tích học tập tốt hơn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên bị điểm D có nên học cải thiện liền không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.