Dòng đời xô đẩy, những khó khăn, thử thách trong cuộc sống nhiều khi đã khiến bạn dần thay đổi so với trước đây, mỗi thời điểm bạn lại thay đổi một chút, sau một thời gian nhìn lại bạn sẽ thấy mình đã khác xưa rất nhiều, thậm chí cảm giác mình không còn là chính mình. Đây là một quy luật tự nhiên, hay do bạn đang đi sai hướng, đang mất đi bản chất vốn có của mình? Phải làm sao khi bạn không còn là chính mình?
>> Mỗi năm, chúng ta lại thay đổi theo hướng trưởng thành hơn
Lần gần nhất bạn là chính mình là khi nào?
Bạn có cảm giác hiện tại mình không còn là chính mình nữa, có quá nhiều điều khác biệt, thay đổi so với lúc trước, và tất nhiên bạn sẽ khó lòng chấp nhận, khó lòng cảm thấy thoải mái với những thay đổi ấy. Đôi khi, bạn lại nhớ về ngày xưa, hồi tưởng lại những kỷ niệm, những thói quen cũ, những điều tốt đẹp trong ký ức, rồi lại có phần nuối tiếc, cho rằng mình thích như ngày xưa hơn, đó mới là mình, còn bây giờ nó cứ khó chịu, không thoải mái thế nào ấy.
Vậy lần gần nhất bạn là chính mình là khi nào? Mới vài tháng trước, năm ngoái, hay đã quá lâu rồi, lâu tới mức bạn không thể xác định được cụ thể? Thật ra, ai cũng cần phải thay đổi, trưởng thành hơn, thích nghi nhiều hơn với môi trường và những tác động xung quanh, đó là quy luật tự nhiên, và sau một khoảng thời gian đủ dài, chẳng hạn như 1 năm, 2-3 năm, thì bất kỳ ai cũng có những khác biệt trong cả nhận thức, tư duy, lời nói, lẫn hành động. Nhưng bạn lại cảm giác mình thay đổi một cách không thoải mái, vậy thì hãy thử nhìn lại xem điều gì đã khiến bạn thay đổi so với lúc trước?
Điều gì đã khiến bạn thay đổi so với lúc trước?
Có nhiều nguyên nhân, nhiều điều có thể đã tác động khiến bạn thay đổi so với lúc trước. Đó có thể là môi trường xung quanh, bao gồm những chuyện trong cuộc sống, trong học tập/công việc, những điều mà bạn tiếp xúc, đối mặt một cách thường xuyên. Nếu môi trường sống, môi trường học tập/làm việc của bạn có những thay đổi, khắc nghiệt hơn, áp lực hơn, dồn dập hơn, thì bắt buộc bạn phải thích nghi, xoay chuyển bản thân theo hướng gấp gáp hơn, động não nhiều hơn và phải ra quyết định quyết đoán hơn, điều đó có thể kéo theo cảm giác mệt mỏi vì phải động não một cách quá mức, với tần suất lớn hơn nhiều so với bình thường, thậm chí bạn còn phải hy sinh quỹ thời gian rảnh rỗi của mình cho các việc khác, không còn nhiều thời gian riêng để thư giãn, chill chill như trước.
Đó cũng có thể là những người xung quanh, những người thân quen mà bạn tiếp xúc mỗi ngày, chẳng hạn như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, họ hoàn toàn có thể tác động và khiến bạn thay đổi nhiều so với lúc trước, tới nỗi bạn cảm thấy không còn là chính mình. Chẳng hạn như bạn có một số thói quen khiến bạn thấy thoải mái, bạn là một người vô tư vô lo, không suy nghĩ nhiều, nhưng khi làm việc chung với những đồng nghiệp khó tính, thường chú ý tiểu tiết, thì dần dần cũng khiến bạn phải suy nghĩ nhiều hơn, cẩn trọng hơn trong từng việc mình làm, hoặc có thể phải thay đổi một số thói quen, khiến bạn thấy mình bị gò bó hơn, không còn là chính mình nữa. Ngoài ra, cũng có khả năng chính bạn đã khiến bản thân thay đổi so với lúc trước, bạn tự đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, những quy tắc khắt khe hơn, đưa mình vào một số khuôn khổ, với mong muốn điều đó sẽ giúp mình trưởng thành hơn, vững vàng năng lực hơn, mà tự dưng cũng khiến bạn không còn là chính mình, không tự do, vô tư, thoải mái, hồn nhiên như lúc trước.
>> 4 năm đại học đã dạy tôi những gì, trưởng thành hơn ra sao?
Bạn đã thay đổi theo hướng tiêu cực hay tích cực?
Đứng trước những thay đổi đó, chắc chắn bạn là người hiểu rõ hơn hết rằng mình đã thay đổi ra sao, khác biệt như thế nào so với bản thân lúc trước. Vậy bạn hãy thử tự liệt kê ra những thay đổi, rồi chia chúng thành 2 nhóm, “khiến bạn cảm thấy không thoải mái” và “không sao cả, bạn thích nghi được”. Đối với những thay đổi mà bạn chấp nhận và có thể thích nghi được thì không sao cả, chúng là quy luật bình thường, ai cũng cần phải thay đổi chứ không thể cứ mãi như xưa, và mừng vì có những điều bạn đã có thể tự thích nghi. Còn đối với những thay đổi khiến bạn cảm thấy không thoải mái, thì hãy dành thời gian cân nhắc, đánh giá và phân loại thêm một lần nữa, thành 2 nhóm, tích cực và tiêu cực.
Đối với những thay đổi tiêu cực, thì bạn có thể từ chối thay đổi, tức là có thể bài xích chúng, quay trở lại với chính mình của lúc trước, chứ không nên bắt bản thân phải thay đổi theo chiều hướng không tốt như thế. Trong thực tế, hoàn toàn có thể xảy ra trường hợp này, tức là khi bạn rơi vào môi trường không tốt, hoặc tiếp xúc với những người bạn không tốt, thì hoàn toàn có khả năng bị nhiễm những tính xấu, thay đổi theo hướng tiêu cực, không còn là chính mình, và bạn cần nhanh chóng loại bỏ những điều tiêu cực ấy. Còn đối với những thay đổi tích cực, mặc dù chúng có thể khiến bạn cảm thấy bị gò bó, không thoải mái như trước, không còn là chính mình, nhưng đó là những điều mà bạn nên thay đổi, chúng ta cần phải vượt qua những gò bó, những sự không thoải mái ấy, để mình trưởng thành hơn, tiến bộ hơn, trở thành phiên bản tốt hơn, hoàn hảo hơn của chính mình. Tức là bạn vẫn giữ lại những nét đặc trưng của bản thân, nhưng cập nhật thêm, thay đổi thêm một số điều tích cực để mình dần trưởng thành hơn so với lúc trước.
>> Người tiêu cực có thể thay đổi để trở nên tích cực không?
Phải làm sao khi không còn là chính mình?
Đồng ý rằng cảm giác không còn là chính mình nó sẽ khiến bạn thấy không thoải mái, khó chịu, thậm chí còn thấy lạ lẫm, hoài nghi về bản thân, tự cảm thấy mình giống như một phiên bản khác. Và cảm giác ấy có thể khiến bạn phải bận tâm, suy nghĩ rất nhiều, vì thực chất nó cũng sẽ quyết định nhiều tới tương lai sau này của bạn, chứ không đơn giản chỉ dừng lại ở hiện tại. Nếu không vững tâm lý, không đánh giá chuẩn xác và kịp thời xử lý bằng những hành động thiết thực, thì chuyện này sẽ cứ mãi ám ảnh trong tâm trí, khiến bạn bị phân tâm, khó lòng tập trung cho những công việc khác. Vậy phải làm sao khi không còn là chính mình, tránh để bản thân bị mắc kẹt trong những lo âu ấy quá lâu?
Đầu tiên, bạn cần phải cởi mở hơn trong tư duy, phải hiểu rằng bất kỳ ai cũng cần thay đổi, không thể cứ mãi giống như lúc xưa, thay đổi để lớn, để trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Từ đó, bạn sẽ chọn lọc để tiếp thu, thích nghi với những thay đổi theo chiều hướng tích cực, giúp mình nâng cao năng lực và phát triển bản thân. Đồng thời, bạn cũng sẽ chủ động nhận biết, để kjp thời ngăn chặn, đào thải những thay đổi theo hướng tiêu cực, không giúp ích gì cho tương lai của mình. Sau một thời gian nhìn lại, bạn sẽ thấy mình có những điều thay đổi, khác biệt, nhưng đó là những thay đổi tích cực, hữu ích và cần thiết, có thể bạn sẽ thấy mình không còn là chính mình như lúc trước, nhưng hiện tại bạn vẫn là chính mình, ở một phiên bản nâng cấp hơn, vững vàng năng lực hơn. Thay vì than vãn, trăn trở rằng mình không còn là chính mình, thì hãy thử khám phá những điều mới mẻ, thú vị và tích cực của bản thân nhé.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng phải làm sao khi không còn là chính mình? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Có nên tự làm khó mình để trưởng thành hơn không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.