Khi đi học, làm việc nhóm, chắc chắn các em sẽ có những quan điểm trái chiều với bạn cùng nhóm. Sau này đi làm, phối hợp với nhau trong công việc thì cũng sẽ có nhiều lúc người khác có quan điểm trái chiều với mình. Vậy phải làm sao khi gặp trường hợp khó xử đó?
>> Phải làm gì khi khách hàng nóng tính, làm ầm lên và xúc phạm mình?
Lắng nghe quan điểm trái chiều
Đầu tiên, các em không được ngắt lời khi đối phương có quan điểm trái chiều, vì như thế vừa thể hiện rằng mình bất lịch sự, vừa khiến người khác đánh giá các em là không chuyên nghiệp và không thèm lắng nghe quan điểm của các em luôn. Hãy bình tĩnh lắng nghe xem họ đang nói gì, quan điểm của họ trái chiều với mình ở những điểm nào, các luận điểm của họ ra sao, nguyên nhân nào khiến họ kết luận như thế,… Nói tóm lại, lắng nghe là bước cực kỳ quan trọng để các em thu thập vấn đề, thu thập thông tin khi người khác có quan điểm trái chiều với mình.
Phân tích kỹ vấn đề một cách khách quan
Sau khi đã lắng nghe đầy đủ quan điểm trái chiều từ đối phương, các em đừng vội phản bác ngay, vì nhỡ đâu người ta đúng còn mình sai thì sao? Khả năng ngược lại cũng hoàn toàn có thể xảy ra, tức là các em đúng, đối phương sai. Vậy điều cần phải làm lúc này chính là phân tích thật kỹ xem ai đúng, ai sai. Các em cần phải bình tĩnh phân tích kỹ vấn đề một cách khách quan, không cảm tính. Sau đó, chọn ra kết luận cuối cùng của mình, điều mà mình cho là đúng đắn nhất sau khi đã phân tích kỹ lưỡng.
>> 10 câu hỏi về kỹ năng xử lý tình huống phổ biến nhất khi phỏng vấn
Đồng tình hoặc phản biện khi có quan điểm trái chiều
Sau đó, sẽ có 2 tình huống xảy ra. Thứ nhất, đó là các em nhận ra đối phương đúng, thì lúc này mình cũng chỉ cần công nhận điều đó thôi, chẳng có gì phải ngại cả, làm gì có ai hoàn hảo, ai cũng có những lúc đưa ra quan điểm sai mà. Thế lỡ tình huống còn lại xảy ra, tức là sau khi phân tích kỹ lưỡng, các em vẫn thấy mình đúng thì sao?
Lúc này, các em cần phải giải thích rõ ràng cho đối phương, theo kiểu là cùng thảo luận, để đối phương hiểu được rõ hơn về quyết định, về quan điểm của các em. Lưu ý rằng đây là lúc cần thảo luận chứ không phải là lúc để lớn tiếng, tranh cãi, gây bất hoà nhé. Anh tin rằng nếu cả 2 bên cùng bình tĩnh, cùng lắng nghe và chia sẻ quan điểm rõ ràng thì sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề và sẽ sớm thống nhất được ý kiến, không còn quan điểm trái chiều với nhau nữa.
Hy vọng rằng sau bài viết này thì các em cũng đã nắm bắt được cách xử lý khéo léo trước tình huống người khác có quan điểm trái chiều với mình. Chúc các em thành công.
>> Trả lời phỏng vấn: Có bao giờ bạn mâu thuẫn với cấp trên chưa?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.