Home Hành trang vào đời Phải Làm Sao Khi Teamwork Với Người Mình Không Thích?

Phải Làm Sao Khi Teamwork Với Người Mình Không Thích?

by Hoàng Khôi Phạm
Phải Làm Sao Khi Teamwork Với Người Mình Không Thích?

Khi teamwork, chúng ta thường có xu hướng thích làm việc nhóm cùng những người thân quen, đó có thể là bạn bè chơi chung trong lớp, hoặc đồng nghiệp thân trong công ty, một phần vì mọi người đã hiểu ý nhau, một phần cũng để tạo không khí thoải mái, tránh trường hợp bị lạc lõng hoặc phải teamwork với người mình không thích. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng thuận lợi như bạn nghĩ, nếu bắt buộc teamwork với người mình không thích thì bạn phải làm sao?

>> Không tìm được tiếng nói chung khi teamwork thì phải làm sao?

Vì sao bạn phải teamwork với người mình không thích?

Trước khi giải đáp vấn đề phải làm sao khi teamwork với người mình không thích, thì bạn cần hiểu rằng đây là trường hợp mà mình hoàn toàn có thể gặp phải, khó lòng tránh được, vì trong thực tế có rất nhiều trường hợp, nhiều lý do khác nhau khiến bạn phải kết hợp, phối hợp làm việc chung với người không thân, thậm chí không thích, và không còn sự lựa chọn nào khác. Chẳng hạn như khi đi học, giảng viên chia nhóm ngẫu nhiên để làm bài thuyết trình, tiểu luận nhóm, thì cho dù các thành viên còn lại là ai, học giỏi hay dở, thân hay không, thích hay không, thì sinh viên đều phải cố gắng phối hợp, teamwork cùng nhau để có được bài làm tốt nhất, chứ không thể yêu cầu giảng viên phải cho mình đổi sang nhóm khác. Hoặc khi đi làm, sẽ có lúc bạn phải làm việc liên phòng ban với các đồng nghiệp xa lạ, mà mình chưa từng tiếp xúc, hoặc thậm chí không ưa nhau lắm, nhưng đây là công việc, mình phải có trách nhiệm với công việc, mình bắt buộc phải làm chứ không thể từ chối.

Phải làm sao khi teamwork với người mình không thích?

Khi đã lỡ rơi vào thế khó, phải đối mặt, giao tiếp, thảo luận khi teamwork với người mình không thích, thì nhiều người sẽ rơi vào trạng thái bị xịt keo, không biết nên nói gì, làm gì, thậm chí còn không thèm giao tiếp hay thảo luận, đóng góp ý kiến. Đó là điều không nên, vì như thế là đi ngược hoàn toàn với teamwork, là tự tách biệt bản thân khỏi tập thể và có phần thiếu tôn trọng mọi người, thiếu trách nhiệm với công việc chung của cả nhóm. Khi teamwork, mỗi thành viên là một mắt xích quan trọng, cần phải cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến, cùng chung tay làm việc, phối hợp nhịp nhàng để mang về kết quả làm việc nhóm tốt nhất có thể.

Bạn không nên vì những mâu thuẫn, xích mích, hoặc cảm xúc cá nhân, cho rằng mình không thích người này người kia trong nhóm, nên không chịu làm việc với họ, không chịu thảo luận, không chịu teamwork. Thay vào đó, bạn cần mạnh dạn đối diện, và phối hợp một cách chuyên nghiệp cùng các thành viên trong nhóm, ngay cả khi đó là những người mà mình không thích, không có thiện cảm, vì đây là trách nhiệm và thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Để làm được điều đó thì bạn phải biết cách quản lý cảm xúc, gạt bỏ cảm xúc cá nhân ra khỏi công việc, để ưu tiên chuyện teamwork lên hàng đầu, cùng hướng tới mục tiêu chung của cả nhóm. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu cách gạt bỏ cảm xúc cá nhân để giúp bạn làm việc nhóm chuyên nghiệp.

>> Im lặng khi làm việc nhóm là teamwork dữ chưa?

Cách gạt bỏ cảm xúc cá nhân để làm việc nhóm chuyên nghiệp

Để làm việc nhóm chuyên nghiệp, bên cạnh việc phải biết cách lắng nghe, thảo luận, đóng góp ý kiến, phối hợp và hỗ trợ thành viên khác khi cần thiết, thì bạn cần phải biết cách quản lý cảm xúc, công tư phân minh. Điều này bao gồm việc không thiên vị những thành viên thân thiết, và không ghét bỏ, xa lánh hay có thái độ bất hợp tác khi teamwork với những người mình không thích, không thân.

Cách thực hiện rất đơn giản, bất cứ ai cũng hoàn toàn có thể làm được, bạn chỉ cần đối xử với mọi người bình đẳng như nhau, xem mọi người cùng là một thành viên giống nhau, không phân biệt ai giỏi ai dở, thân hay không, thích hay không, mà có chăng cần phân biệt một người nào đó so với mọi người, thì đó chỉ có thể là trưởng nhóm, là người leader trong dự án, trong công việc mà mọi người đang cùng nhau teamwork. Đơn giản vì leader là người ở một cương vị khác, họ chịu trách nhiệm nhiều hơn, có tầm nhìn bao quát hơn, và sẽ được quyết định nhiều hơn trong chuyện phân chia công việc hoặc cần thống nhất quan điểm. Còn ngoài ra, chúng ta cần đối xử với mọi người ngang nhau, xem nhau như những thành viên bình đẳng, cùng nhau thảo luận, phối hợp và teamwork đúng như ý nghĩa của nó, chỉ đơn giản như thế thôi thì mọi người cũng đã đánh giá được sự chuyên nghiệp khi làm việc nhóm của bạn, nhất là khi bạn đã biết cách gạt bỏ cảm xúc cá nhân để teamwork với người mình không thích, để làm việc nhóm một cách công tâm và chuyên nghiệp.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng phải làm sao khi teamwork với người mình không thích? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Bí quyết giao tiếp giúp bạn phối hợp tốt khi teamwork với đồng nghiệp

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích