Giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, kể cả trong học tập, công việc, lẫn đời sống. Tức là ngay cả trong môi trường học đường, khi đang đi học, sinh viên cũng cần chú trọng trau dồi khả năng giao tiếp, không cần phải quá cao siêu, chỉ đơn giản là mình nói chuyện tự nhiên, thoải mái với bạn bè xung quanh. Nhưng với một số bạn, thì chuyện giao tiếp cũng là bài toán khó, khiến các em đau đầu chưa tìm được cách giải. Vậy sinh viên bị chê nhạt, ăn nói vô tri thì phải làm sao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Làm thế nào để sinh viên hoà nhập với bạn bè ở đại học?
Vì sao sinh viên bị chê nhạt?
Bất kỳ điều gì cũng có nguyên nhân của nó, sinh viên bị chê nhạt, ăn nói vô tri đều sẽ có nguyên nhân cụ thể, chứ chẳng ai gán ghép cho các em một cách vô căn cứ. Đầu tiên, chuyện bị chê nhạt có thể xuất phát từ việc sinh viên ít nói, ít khi giao tiếp với mọi người xung quanh, mà chỉ khép mình vào một góc, ngồi nhìn mọi người nói chuyện chứ không có nói năng gì. Tiếp theo, nhạt cũng có thể do cách nói chuyện của sinh viên bị gượng gạo, thiếu tự nhiên, nhiều khi quăng miếng mà không thấy hài, chẳng thấy vui, chỉ thấy nhạt nhạt.
Bên cạnh đó, sinh viên bị chê nhạt, ăn nói vô tri cũng có thể do các em quá hồn nhiên, nghĩ gì nói đó khi chưa cân nhắc kỹ lưỡng, khiến bản thân lỡ miệng nói ra những điều chưa có đủ căn cứ, hoặc thậm chí là thiếu chính xác, mắc phải một số lỗi sai cơ bản. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp sinh viên phản ứng chậm, chưa kịp bắt nhịp với bạn bè xung quanh, ai nói gì xong cũng phải đứng hình một lúc mới hiểu, nên bị bạn bè gán là vô tri. Thật ra, những điều đó thường chỉ là một cách trêu đùa vui giữa bạn bè với nhau, chứ các bạn ấy không có ác ý gì. Tuy nhiên, nếu cứ liên tục bị chê nhạt, ăn nói vô tri, thì khả năng cao rằng sinh viên cũng bị chạnh lòng, muốn thay đổi để không bị bạn bè trêu nữa. Vậy sinh viên bị chê nhạt, ăn nói vô tri thì phải làm sao để khắc phục?
Sinh viên bị chê nhạt, ăn nói vô tri thì phải làm sao?
Đầu tiên, sinh viên cần gạt bỏ cảm giác tự ti sang một bên, hãy vững tin rằng mình hoàn toàn có thể thay đổi, tự tin giao tiếp hơn, sau này sẽ không bị chê nhạt, ăn nói vô tri nữa. Khi đã có được sự tự tin ấy, thì các em đã thành công bước đầu rồi. Tiếp theo, hãy thử quan sát xem bạn bè xung quanh thường nói chuyện với nhau về những chủ đề nào, có cách nói hài hước, vui vẻ ra sao, rồi mình dần thích nghi, tiếp thu và thử ứng dụng khi nói chuyện với một số người bạn thân.
Hãy ưu tiên lựa chọn những chủ đề mà các em thật sự có hứng thú, yêu thích và nắm bắt được nhiều thông tin, thì mới có nhiều ý để nói, đồng thời, phản xạ của mình khi nói về các chủ đề ấy cũng sẽ nhanh hơn, không còn bị đứng hình, chậm nhịp nữa. Đồng thời, trước khi trao đổi, nói chuyện, thì sinh viên cần lưu ý dành thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng, tránh việc nói tùm lum, vô tri. Càng thực hành, luyện tập giao tiếp nhiều, thì sinh viên sẽ ngày càng dạn dĩ hơn, giao tiếp lưu loát hơn, dần dần bạn bè xung quanh cũng nhận ra những điểm thú vị của các em, chính các em cũng tự khai phá được những khả năng tiềm ẩn khi giao tiếp của mình, và sẽ sớm thoát khỏi cảnh bị bạn bè chê nhạt, ăn nói vô tri.
>> 5 lỗi tối kỵ giảng viên cực ghét mà sinh viên nên tránh
Đừng để giao tiếp không tốt trở thành rào cản
Sau khi khắc phục được vấn đề giao tiếp trong môi trường học đường, giúp mình trở thành một sinh viên tự tin, dạn dĩ hơn khi giao tiếp, thì sinh viên cần lưu ý duy trì khả năng ấy trong tương lai, khi đã ra trường đi làm, mình sẽ vẫn phải thường xuyên giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng, đối tác,… và tất nhiên, giao tiếp trong công việc sẽ nằm ở một level cao hơn, khó hơn, phức tạp hơn, chứ không đơn giản chỉ nói chuyện về những chủ đề mình thích, những sở thích, quan điểm cá nhân như mình đã từng nói với bạn bè. Mặc dù là thử thách khó hơn, nhưng các em vẫn có thể hoàn thành nếu mình đủ cố gắng, quyết tâm và kiên trì, đừng để việc giao tiếp không tốt trở thành rào cản.
Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng khi tốt nghiệp ra trường thì các em đã nắm vững kiến thức chuyên ngành, liên quan tới các môn đã được học trên trường lớp. Vì khi mình có càng nhiều kiến thức chuyên môn, thì càng tự tin hơn khi giao tiếp trong công việc, ngược lại, nếu ra trường mà mơ hồ kiến thức, sẽ khiến các em cực kỳ tự ti, ngại giao tiếp, vì sẽ khó lòng hiểu được những chủ đề chuyên môn mà mọi người đang nói, hoặc sợ càng nói chuyện càng bại lộ ra sự yếu kém về chuyên môn của mình. Tiếp theo, khi đã tự tin về kiến thức chuyên môn, thì các em hãy thoải mái trao đổi công việc một cách bình thản, như thể đó là điều bình thường, tự nhiên, đừng nghiêm trọng hoá vấn đề, đừng hồi hộp quá mức, hãy xem những cuộc giao tiếp công việc giống như những buổi trò chuyện bình thường với bạn bè, tránh biến nó trở nên quá căng thẳng, gượng gạo.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng bị chê nhạt, ăn nói vô tri thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Kỹ năng giao tiếp cơ bản khi đi làm mà bất kỳ ai cũng cần có
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.