Rớt chuyên ngành là chuyện không của riêng ai, là rủi ro mà sinh viên hoàn toàn có thể phải đối mặt, và điều đó có thể xem là một thất bại, khiến các em cảm thấy xấu hổ, tự ti về năng lực bản thân, nhất là khi mình bị trượt nguyện vọng trong khi các bạn khác lại đậu, lại được trúng tuyển vào chuyên ngành mà họ yêu thích. Vậy sinh viên bị rớt chuyên ngành, trượt nguyện vọng thì phải làm sao?
>> Xét chuyên ngành ở đại học dễ hay khó?
Rớt chuyên ngành là gì?
Rớt chuyên ngành là trường hợp sinh viên sau khi cân nhắc, lựa chọn chuyên ngành mình yêu thích để xét tuyển, nhưng cuối cùng lại không đủ điểm sàn để đậu vào ngành đó. Tức là các em sẽ không được theo học đúng chuyên ngành mà mình yêu thích nhất, thay vào đó, phải tiếp tục xét tới các nguyện vọng tiếp theo, cho tới khi nào đủ điểm đậu chuyên ngành thì thôi. Điều này sẽ khiến sinh viên vừa tự ti về bản thân, vừa xấu hổ, không dám cho ai biết rằng mình bị rớt chuyên ngành, nhất là khi được bạn bè, người thân hỏi tới.
Trượt nguyện vọng là gì?
Trượt nguyện vọng là một cụm từ tương tự như rớt chuyên ngành, diễn tả việc sinh viên đăng ký nguyện vọng, chọn trường/ngành học theo mong muốn của bản thân, nhưng cuối cùng lại bị trượt vì không đủ điểm khi xét tuyển. Nếu trượt nguyện vọng 1, sinh viên sẽ tiếp tục được xét thêm nguyện vọng 2, nguyện vọng 3,… mặc dù đó vẫn là những chuyên ngành do các em tự do cân nhắc lựa chọn, nhưng thật ra cũng chưa hoàn hảo bằng nguyện vọng 1, nên ít nhiều gì cũng khiến sinh viên có tâm lý buồn bã, chán nản, suy sụp tinh thần, phải mất một thời gian mới có thể nguôi ngoai.
>> Xét chuyên ngành ở đại học dựa trên mức điểm nào?
Cảm giác bị trượt nguyện vọng sẽ ra sao?
Cảm giác trượt nguyện vọng chắc chắn sẽ khiến sinh viên thấy cực kỳ suy sụp, vừa buồn, vừa xấu hổ, vừa tự trách bản thân mình sao không cố gắng hơn, sao lúc trước không chịu tập trung học hành đàng hoàng, để bây giờ phải đối mặt với nỗi thất bại ê chề, bị rớt chuyên ngành, trượt nguyện vọng. Điều này sẽ càng khiến các em tủi thân, bi quan, tự ti về năng lực bản thân hơn khi mình bị trượt, trong khi các bạn khác lại đậu, trúng tuyển vào đúng chuyên ngành mà họ mong muốn. Cảm giác bị trượt nguyện vọng chắc chắn sẽ không hề dễ chịu, khiến sinh viên khó lòng bình tĩnh lại ngay, các em có quyền buồn, có quyền bực, tuy nhiên, không nên để cảm giác đó khiến mình bị suy sụp tinh thần quá lâu, vì cứ dằn vặt bản thân như thế thì cũng chẳng giải quyết được gì, chỉ khiến các em càng đau khổ, mệt mỏi nhiều hơn.
Sinh viên bị rớt chuyên ngành thì phải làm sao?
Một số sinh viên cũng vì tâm lý xấu hổ khi rớt chuyên ngành nên bị phân tâm, khó lòng chuyên tâm học hành, khiến kết quả các môn chuyên ngành bị sa sút. Đó là điều không nên, tự dưng lại để chuyện trượt nguyện vọng ám ảnh, tác động xấu tới chuyện học hành. Đồng ý rằng rớt chuyên ngành là một thất bại lớn của sinh viên, tuy nhiên, các em vẫn phải mạnh mẽ đứng lên, tiến về phía trước, chứ không thể để bản thân bị chôn vùi trong thất bại ấy mãi được. Thua keo này ta bày keo khác, thất bại là mẹ thành công, sinh viên hãy mạnh dạn nhìn lại chuyện rớt chuyên ngành của mình để rút kinh nghiệm, tự ngẫm ra những bài học quý giá để không mắc thêm những sai lầm tương tự trong tương lai.
Chẳng hạn như sinh viên trượt nguyện vọng vì lúc trước không chịu tập trung học, để kết quả điểm số sa sút, không đủ điểm sàn khi xét chuyên ngành, thì ngay từ lúc này, các em phải có cái nhìn nghiêm túc hơn về việc học, phải xác định được đó là mục tiêu quan trọng mà mình cần theo đuổi, từ đó, hãy luôn nỗ lực hết mình, chăm chỉ và quyết tâm học thật tốt trong tương lai, tránh để tới khi sắp tốt nghiệp ra trường lại hối hận vì điểm kém, kéo xếp loại tốt nghiệp xuống dưới mức mong đợi, hoặc thậm chí bị nợ môn quá nhiều, không thể ra trường đúng hạn khi tiếp tục chểnh mảng việc học.
Bài viết này đã giúp sinh viên đại học giải đáp băn khoăn rằng bị rớt chuyên ngành, trượt nguyện vọng thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Điều kiện để sinh viên được chuyển ngành học trong cùng trường
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.