Trầm cảm là một trạng thái tâm lý không tích cực, có thể nói là tiêu cực, luôn cảm thấy lo âu, hoang mang, mệt mỏi, muốn tránh xa đám đông, thích ở một mình, không muốn tiếp xúc và giao tiếp với ai. Trạng thái này nếu kéo dài mà không được khắc phục có thể dẫn tới những hệ quả khôn lường, có thể dẫn tới rối loạn tâm lý, suy nhược sức khoẻ. Vậy sinh viên bị trầm cảm, không muốn tiếp xúc với ai thì phải làm sao?
>> 4 áp lực sinh viên năm cuối thường phải đối mặt
Vì sao sinh viên dễ bị trầm cảm?
Trầm cảm là trạng thái tâm lý có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả sinh viên. Khi sinh viên phải đối mặt với những cú sốc tâm lý, hoặc phải chịu đựng áp lực nặng nề suốt một thời gian dài mà không được giải toả, thì khả năng cao rằng các em sẽ bị trầm cảm. Chẳng hạn như trong học tập, nếu khối lượng kiến thức quá lớn, toàn là những môn học khó, phức tạp, nhưng các em lại có nhiều chỗ chưa hiểu, chưa nắm rõ, dẫn tới việc càng học càng thấy đuối, ngồi trong lớp mà không hiểu gì, đầu óc cứ quay cuồng, rồi đến khi làm bài kiểm tra, bài thi đạt kết quả kém, bị rớt môn, nợ môn, thì lại càng áp lực hơn, khiến sinh viên dễ bị trầm cảm. Bên cạnh đó, nếu các em đang rơi vào tình trạng bị phụ huynh liên tục phàn nàn, so sánh với con nhà người ta rồi buông lời chê bai, trách mắng, thì cũng có thể vượt quá sức chịu đựng, rồi đâm ra trầm cảm. Ngoài ra, cũng có một số sinh viên buồn phiền, suy sụp vì chuyện tình cảm cá nhân tuổi mới lớn, nên dẫn tới bị trầm cảm.
Những dấu hiệu nhận biết bản thân đang bị trầm cảm
Để tránh nhầm lẫn chuyện bị trầm cảm với các trạng thái tâm lý khác, thì sinh viên cần nắm được những dấu hiệu nhận biết bản thân đang bị trầm cảm, một số dấu hiệu phổ biến như sau:
- Rơi vào trạng thái lo âu, hoang mang, suy nghĩ tiêu cực suốt một thời gian dài;
- Không thể tập trung học hành, bỏ bê việc học, đầu óc trống rỗng, suy nghĩ mông lung;
- Nóng nảy, dễ phát cáu, lớn tiếng quát nạt người khác một cách thiếu kiểm soát;
- Tự tách biệt mình ra khỏi đám đông, không muốn tiếp xúc và giao tiếp với ai;
- Ăn uống không ngon miệng, có xu hướng nhịn ăn, chán ăn, liên tục bỏ bữa;
- Sức khoẻ suy nhược, dễ bị đuối sức, bị choáng, có thể bị ngất xỉu…
Nếu nhận thấy bản thân đang có những dấu hiệu trên, hoặc xuất hiện các dấu hiệu tương tự, thì khả năng cao rằng sinh viên đang bị trầm cảm, cần phải sớm khắc phục, tránh để tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ có thể dẫn tới những hệ quả khôn lường. Vậy sinh viên bị trầm cảm, không muốn tiếp xúc với ai thì phải làm sao?
>> Sinh viên trầm cảm vì kết quả học tập kém thì phải làm sao?
Sinh viên bị trầm cảm không muốn tiếp xúc với ai thì phải làm sao?
Khi nhận thấy bản thân mình đang bị trầm cảm, sinh viên cần nhanh chóng thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Đồng ý rằng các em đang thấy rất buồn, suy sụp tinh thần, thậm chí thấy cực kỳ mệt mỏi vì vô số áp lực/chuyện buồn vây quanh, nhưng cứ mãi suy nghĩ tiêu cực, hoang mang, lo lắng thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề, mà còn khiến mọi chuyện tồi tệ hơn thôi. Bất kỳ vấn đề nào cũng sẽ có 2 mặt, tích cực và tiêu cực, các em là người chủ động lựa chọn góc nhìn cho chính mình, vậy thì tại sao mình không nhìn nhận các vấn đề theo hướng tích cực, để giúp bản thân mình cảm thấy thoải mái hơn, nhẹ đầu hơn. Tất nhiên, đây không phải là cách để các em tự đánh lừa bản thân mình rằng không sao đâu, mọi chuyện vẫn ổn, mà bản chất chính sự việc đó cho dù tồi tệ, thì vẫn có cách giải quyết, mình phải tích cực thì mới sớm xử lý được.
Khi đã giải toả được những căng thẳng, có được góc nhìn và tư duy tích cực hơn, thì tiếp theo, sinh viên cần phải dần dần lấy lại tinh thần để bước tiếp trên chặng đường phía trước. Nếu có những áp lực, bất an, những chuyện buồn chưa được giải toả, thì sinh viên có thể tâm sự, chia sẻ chúng với gia đình, người thân hoặc những người bạn thân thiết, họ sẽ lắng nghe, đồng cảm và đưa ra những lời khuyên giúp mình cân bằng cảm xúc, thoát khỏi trạng thái bị trầm cảm.
Thay vì tự tách biệt ra khỏi đám đông, không muốn tiếp xúc với ai, thì sinh viên hãy mở lòng mình ra với những người thân xung quanh. Thay vì tự dằn vặt bản thân, nhịn ăn, nhịn uống, khiến cơ thể suy nhược, thì các em hãy bình tâm lại, yêu bản thân mình hơn, quan tâm tới sức khoẻ của mình hơn. Khi đã cân bằng được những điều đó, thì sinh viên sẽ sớm ổn định tinh thần, vững vàng tâm lý và thoát khỏi trạng thái bị trầm cảm. Mạnh mẽ lên nhé!
>> Làm thế nào để sinh viên vượt qua áp lực điểm số?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.