Home Học tậpHọc hành, thi cử Sinh Viên Đi Học Bị Quá Tải Kiến Thức Thì Phải Làm Sao?

Sinh Viên Đi Học Bị Quá Tải Kiến Thức Thì Phải Làm Sao?

by Hoàng Khôi Phạm
Sinh Viên Đi Học Bị Quá Tải Kiến Thức Thì Phải Làm Sao?

Để đạt kết quả học tập tốt, tăng cơ hội ra trường với tấm bằng loại giỏi, xuất sắc, thì sinh viên bắt buộc phải thật nỗ lực, cố gắng và tập trung học tập. Càng muốn đạt điểm cao, thì sinh viên càng phải cố gắng nhiều, phải đương đầu với những kiến thức khó nhằn ở đại học, vừa nhiều, vừa phức tạp. Điều này sẽ dẫn tới rủi ro rằng sinh viên có thể bị tẩu hoả nhập ma, bị quá tải khi có quá nhiều kiến thức mới cần tiếp thu, khiến các em dễ bị stress và cảm thấy quá mệt mỏi với chuyện học hành. Vậy sinh viên đi học bị quá tải kiến thức thì phải làm sao?

>> Quá mệt mỏi chuyện học hành, thi cử thì phải làm sao?

Kiến thức đại học nhiều đến mức nào?

Trước khi giải đáp vấn đề quá tải kiến thức, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem kiến thức đại học nhiều đến mức nào mà khiến không ít sinh viên phải điêu đứng? Thông thường, chương trình đại học sẽ dao động trong khoảng 100 – 140 tín chỉ, khác nhau theo từng chuyên ngành. Nếu quy đổi ra số lượng môn học, thì sẽ rơi vào khoảng 50 môn khác nhau, với các mảng kiến thức riêng biệt mà sinh viên cần phải nắm vững, thậm chí có những môn chuyên ngành mới toanh, phức tạp, nhiều kiến thức chuyên sâu, mà các em lần đầu tiếp xúc, chưa từng học qua trước đây.

Mỗi môn học đều sẽ có một cuốn giáo trình dày cộm, chi chít chữ, một số môn còn có thêm sách bài tập, rồi trước khi thi cũng có đề cương ôn tập, nói chung là cứ mỗi học kỳ thì sinh viên sẽ phải xử lý rất nhiều kiến thức từ 5-6 môn học khác nhau, càng học lên cao càng dễ bị quá tải, tẩu hoả nhập ma, nhầm lẫn các kiến thức đã học với nhau. Chính vì thế, sinh viên đại học cần lưu ý cố gắng tập trung nghe giảng, học hành nghiêm túc, chăm chỉ ôn bài, làm bài tập sau mỗi buổi học, đừng để dồn tới gần ngày thi mới lật đật ôn tập, lúc đó sẽ rất dễ bị quá tải kiến thức.

Dấu hiệu nhận biết sinh viên bị quá tải kiến thức

Quá tải kiến thức là điều chẳng sinh viên nào mong muốn, nhiều khi cảm thấy mình hơi mệt, hơi quá tải một chút, thì các em vẫn tự đối mặt và vượt qua, chứ không muốn thừa nhận rằng mình đang bị quá tải. Tuy nhiên, điều đó cũng có mặt tiêu cực, khiến các em chưa đánh giá đúng vấn đề, tự lừa dối bản thân, rồi một lúc nào đó lỡ chuyện quá tải dâng lên tới đỉnh điểm thì sẽ khó lòng kiểm soát được. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sinh viên bị quá tải kiến thức:

  • Lúc nào cũng thấy nặng đầu, mệt mỏi, nhiều lúc mông lung không suy nghĩ gì cũng thấy mệt;
  • Cứ nhắc tới chuyện học hành là bị ám ảnh, lo sợ đủ thứ, sợ điểm kém, rớt môn, sợ bị thầy cô khảo bài;
  • Dành thời gian chăm chỉ học, ôn bài ở nhà, nhưng học mãi không vô, cảm thấy mơ hồ, không nắm vững;
  • Dễ bị nhầm lẫn giữa các kiến thức đã học với nhau, như kiểu tẩu hoả nhập ma vì quá tải kiến thức;
  • Nhiều lúc nghe giảng trên lớp bỗng dưng bị nhức đầu, cảm thấy không thể nạp kiến thứuc vào đầu;
  • Sinh viên rơi vào trạng thái học trước quên sau, hôm nay nhớ bài, nhưng tuần sau lại quên ngay;
  • Có xu hướng học theo cách thuộc lòng, học vẹt cho lẹ, chứ không có thời gian đào sâu kiến thức;
  • Kết quả học tập, điểm số có dấu hiệu đi thụt lùi, càng lúc càng bị thấp hơn so với các học kỳ trước…

>> Rớt môn có ảnh hưởng gì tới xếp loại bằng đại học không?

Sinh viên đi học bị quá tải kiến thức thì phải làm sao?

Nếu phát hiện thấy bản thân mình đang có từ 2-3 dấu hiệu trở lên, thì sinh viên cần phải ngay lập tức can thiệp, sớm có biện pháp khắc phục, tránh để tình trạng quá tải kiến thức ấy tiếp diễn, kéo dài quá lâu, vì điều ấy sẽ tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường, chẳng hạn như bị điểm kém, rớt môn, nợ môn, hoặc không nắm vững kiến thức, khiến sau này ra trường gặp khó khăn khi xin việc, đi làm lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ,… thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác mà hiện tại sinh viên chưa thể lường trước hết được.  Vậy sinh viên đi học bị quá tải kiến thức thì phải làm sao?

Đầu tiên, các em phải lưu ý đăng ký số lượng môn học mỗi học kỳ sao cho vừa sức mình, đừng tham đăng ký học vượt, học cải thiện quá nhiều, vượt quá khả năng tiếp thu của bản thân thì sẽ dễ bị quá tải kiến thức. Chẳng hạn như mình chỉ có thể học được tối đa 6 môn/học kỳ, thì các em đừng liều lĩnh đăng ký tận 7-8 môn, vì chưa học đã có thể dự đoán trước rằng mình sẽ bị quá tải rồi. Tiếp theo, ngay từ đầu học kỳ, trong những buổi học đầu tiên, sinh viên cần phải luôn đề cao tinh thần học hỏi, cố gắng tập trung cao độ, lắng nghe giảng, chăm chỉ ôn bài, làm bài tập để mình nắm vững kiến thức sau từng buổi học. Tức là học tới đâu, nắm vững tới đó, không để tồn đọng kiến thức, để có quá nhiều điều mình bị mơ hồ, vì như thế khả năng cao rằng các em sẽ bị quá tải, nhất là khi gần tới ngày ôn thi học kỳ. Song song đó, sinh viên cần phải biết cách sắp xếp thời gian biểu học tập sao cho hợp lý, rằng hôm nào, lúc mấy giờ, sẽ học phần nào, môn nào, càng cụ thể càng tốt, rồi cố gắng tuân thủ đúng theo thời gian biểu ấy, thì sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị quá tải kiến thức.

Phải học thế nào để nắm vững kiến thức?

Sau khi nắm được giải pháp giúp hạn chế bị quá tải kiến thức, thì nhiều sinh viên cũng đang lăng tăn rằng mình phải học thế nào để nắm vững kiến thức? Đầu tiên, các em cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc học, việc nắm vững kiến thức đến tương lai sau này của mình. Nếu ra trường xin việc mà vững vàng kiến thức thì sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn, tự tin apply vào các công việc với mức lương hấp dẫn, có cơ hội thăng tiến rộng mở.

Ngược lại, nếu sinh viên ra trường mà mơ hồ, chưa nắm vững kiến thức chuyên ngành, thì sẽ gặp nhiều chật vật trong quá trình tìm việc, thậm chí đi phỏng vấn liên tục mà lại chẳng được nhận vào làm việc. Chính điều này sẽ giúp sinh viên củng cố động lực và quyết tâm, để cố gắng học tốt và nắm vững kiến thức các môn học. Sau khi đã có động lực, thì tự dưng các em sẽ tập trung hơn, nghiêm túc hơn trong việc học, sẽ chú trọng vào việc nắm kiến thức, làm rõ bản chất kiến thức, hiểu rõ vấn đề, hơn là chuyện học thuộc để nhớ nhanh, nhưng thực tế lại chưa nắm vững kiến thức. Song song đó, sinh viên cũng có thể lập nhóm học tập cùng bạn bè, những bạn có cùng mục tiêu học tập, muốn học hành nghiêm túc để nắm vững kiến thức giống mình. Nếu học nhóm một cách hiệu quả, thì sinh viên hoàn toàn có thể cùng nhau tiến bộ, mang về kết quả học tập tốt, và ngày càng củng cố hành trang kiến thức để mình tự tin vào đời.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng đi học bị quá tải kiến thức thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!

>> Học tủ, học vẹt kiềm hãm khả năng tư duy của bạn thế nào?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích