Đi làm thêm kiếm tiền là sự lựa chọn của đông đảo sinh viên đại học. Dù số tiền lương hàng tháng khi đi làm thêm part time cũng không quá nhiều, nhưng cũng đủ để sinh viên trang trải phần nào chi tiêu của mình. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu các em đi làm thêm được trả lương đầy đủ, đúng hẹn, tuy nhiên, nếu sinh viên đi làm thêm bị quỵt lương, liên tục trừ lương vì những lý do kỳ quặc, vô lý, thì phải làm sao?
>> Đi làm thêm tháng nào cũng bị trừ lương thì phải làm sao?
Sinh viên có nên im lặng khi đi làm thêm bị quỵt lương?
Khi lần đầu đi làm thêm, chưa có nhiều kinh nghiệm va chạm, đối mặt với những điều bất công trong cuộc sống, thì một số sinh viên đã lựa chọn rằng mình sẽ im lặng khi đi làm thêm bị quỵt lương. Các em cho rằng số tiền lương cũng ít, không đáng bao nhiêu, không muốn làm to chuyện mắc công rắc rối, hoặc cho rằng có nói ra, có làm ầm lên thì cũng chưa chắc giải quyết được vấn đề, nên đành im lặng chịu trận, tự chịu thiệt thòi khi đi làm thêm bị quỵt lương.
Tuy nhiên, đó là một sự lựa chọn không đúng đắn. Được trả lương khi đi làm là quyền lợi bình thường, mình đã mất công, mất thời gian đi làm, thì cần được nhận một khoản tiền lương tương xứng, chứ không thể im lặng để người khác chèn ép, bóc lột, quỵt lương khi đi làm thêm. Im lặng bỏ qua có thể giúp sinh viên tạm quên đi chuyện bị quỵt lương, nhưng sau này mỗi khi nhớ lại, thì các em sẽ càng ấm ức, tiếc nối hơn, hoặc nếu lỡ sau này đi làm thêm ở nơi khác, xui rủi lại gặp phải trường hợp tương tự thì sao, mình đâu thể im lặng chịu thiệt thòi mãi được?
Show tin nhắn cách tính lương, trả lương khi làm thêm
Thông thường, khi sinh viên đi làm thêm part time, sẽ rất hiếm có trường hợp ký hợp đồng lao động, hoặc có giấy trắng mực đen xác nhận chuyện đi làm thêm, cách tính lương, trả lương. Thay vào đó, chủ kinh doanh thường sẽ trao đổi với sinh viên đi làm thêm thông qua tin nhắn. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, các em cần phải lưu trữ cẩn thận các tin nhắn ấy, để khi bị ảnh hưởng quyền lợi, bị quỵt lương khi đi làm thêm, thì mình vẫn có đầy đủ bằng chứng để show ra, đó là các tin nhắn về cách tính lương, trả lương mà đôi bên đã thoả thuận từ trước. Nếu phía bên chủ kinh doanh quỵt lương, không trả đúng số tiền lương như đã cam kết, thoả thuận, thì sinh viên có quyền đưa ra những tin nhắn này.
>> 5 rủi ro sinh viên có thể phải đối mặt khi đi làm thêm part time
Show bằng chứng chấm công khi bị quỵt lương làm thêm
Một trong những lý do phổ biến mà chủ kinh doanh thường đưa ra để quỵt tiền, không trả lương khi sinh viên đi làm thêm part time, chính là khăng khăng rằng các em không đi làm đầy đủ, đi trễ, về sớm, không nghiêm túc với giờ giấc làm việc. Nếu các em hoàn toàn ngay thẳng, đi làm đầy đủ, đúng giờ, thì không có việc gì phải lo sợ, hãy show bằng chứng rằng mình có đi làm, có chấm công đầy đủ, vì thường sẽ có biên bản kiểm tra số ngày công, chấm công của sinh viên đi làm thêm, hãy thường xuyên chụp lại biên bản ấy và lưu trong điện thoại để show ra khi cần thiết. Hoặc trong trường hợp không lưu lại biên bản chấm công, thì sinh viên cũng có thể nhờ đồng nghiệp xung quanh làm chứng cho mình, rằng mình vẫn luôn đi làm đầy đủ, nghiêm túc, chứ không bê bối như chủ kinh doanh đã nói. Nếu thật sự các em trong sạch, thì đồng nghiệp xung quanh sẽ sẵn sàng làm chứng, vì họ cũng là người đi làm công ăn lương như mình, cũng sẽ bất bình nếu bị chủ chèn ép.
Chứng minh những điều chủ nói để quỵt lương là vô lý, sai sự thật
Song song với chuyện chấm công khi đi làm, thì chủ kinh doanh cũng có thể đưa ra rất nhiều lý do vô lý khác để quỵt lương sinh viên đi làm thêm. Vì một khi đã có ý định sẽ quỵt lương, trừ lương nhân viên, thì họ sẽ có sẵn muôn ngàn lý do khác nhau, đã chuẩn bị sẵn rất nhiều lý luận để nói với các em. Nếu sinh viên không đủ kinh nghiệm, không giỏi ăn nói, thì hoàn toàn có thể bị cứng họng trước những điều sai sự thật mà chủ kinh doanh nói ra.
Tuy nhiên, như đã làm rõ ở phần đầu bài viết, mình đã bỏ công sức, thời gian để đi làm thêm, thì không thể im lặng chịu thiệt thòi, nhất là khi chủ kinh doanh có ý định quỵt lương, không trả lương như đã thoả thuận. Khi này, các em cần giữ bình tĩnh, để tìm ra những sơ hở, những điểm vô lý trong lời nói của họ, để chứng minh rằng họ đang nói những điều vô lý, không đủ căn cứ để có quyền quỵt lương đi làm thêm của mình. Nếu không giỏi ăn nói, thì sinh viên có thể nhờ bạn bè hoặc người thân đi cùng để nói chuyện rõ ràng, nói cho ra lẽ, để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình, đòi lại tiền lương của mình. Còn nếu sự việc không được giải quyết thoả đáng, thì sinh viên có thể liên hệ chính quyền tại địa phương nơi mình đi làm thêm part time, để được nhờ sự trợ giúp từ cơ quan chức năng.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng đi làm thêm bị quỵt lương thì phải làm sao, có nên im lặng chịu thiệt thòi không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên đi làm thêm có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.