Tân sinh viên thường sẽ bị áp lực về khối lượng kiến thức khi mới lên đại học, và các em sẽ quan ngại chuyện rớt môn, không muốn mình rơi vào trường hợp ấy. Vậy làm thế nào để tân sinh viên học tốt, tiếp thu kiến thức hiệu quả, hay đơn giản hơn rằng sinh viên học thế nào để qua môn?
Đi học đầy đủ để tiếp thu kiến thức hiệu quả
Như các em đã biết, kiến thức đại học sẽ rất nặng và phức tạp, chuyện rớt môn là viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra nếu sinh viên lười biếng, học hành chểnh mảng. Cho dù mới chỉ năm 1, năm 2, hay là năm cuối, thì các kiến thức cũng sẽ khó, những ai chủ quan vẫn có thể bị điểm kém, rớt môn. Vì thế, mấu chốt quan trọng đầu tiên để sinh viên tăng khả năng qua môn, chính là phải đi học đàng hoàng, đầy đủ, không đi trễ về sớm, và càng không được cúp học. Chứ nếu bây giờ sinh viên lười biếng, đi học không đầy đủ, bỏ bê chuyện học hành, thì vừa không nắm vững kiến thức, vừa bị rớt môn, tốn công, tốn thời gian, tốn tiền đóng để học lại từ đầu nữa.
Ngoài ra, sinh viên cũng cần lưu ý từ đầu rằng mình không chỉ học để vừa đủ điểm qua môn, mà cần thật sự cố gắng để đạt kết quả cao nhất có thể, trong khả năng của mình, phải ráng đạt điểm ở mức khá – giỏi, thì mới thuận lợi hơn khi ra trường xin việc sau này.
>> Ở đại học, bao nhiêu điểm là qua môn, thiếu 1 tí có xin được không?
Sinh viên cần tập trung nghe giảng để qua môn
Bên cạnh việc đi học đầy đủ, thì sinh viên cũng cần đảm bảo rằng mỗi buổi học của mình đều diễn ra một cách hiệu quả, tức là các em cần tập trung nghe giảng để tăng khả năng qua môn, đạt điểm cao. Chứ bây giờ tốn công, tốn thời gian đến trường, nhưng ngồi trong lớp lại lo ra, mất tập trung, không nghe giảng, lâu lâu mới nghe một đoạn thì làm sao mà hiểu bài? Đồng thời, kiến thức các buổi học cũng sẽ liên kết với nhau, nếu đầu giờ không nghe giảng thì sẽ liên đới tới phần phía sau cũng không hiểu luôn, và kéo theo các buổi học sau này cũng sẽ rất khó hiểu, tiềm ẩn nguy cơ bị điểm kém, rớt môn.
Hãy tránh xa những nguyên nhân gây xao nhãng việc nghe giảng, chẳng hạn như bấm điện thoại, nhắn tin, nói chuyện trong lớp, ngủ gục, ăn vụng,… thay vào đó, hãy tập trung tuyệt đối trong giờ học, đảm bảo rằng mình lắng nghe giảng và hiểu bài, như vậy mới đủ kiến thức để tối thiểu sẽ qua môn. Còn chỗ nào mà sinh viên chưa hiểu, thì sinh viên hãy chủ động hỏi lại giảng viên hoặc các bạn trong lớp, để đảm bảo mình có thể hiểu kiến thức sau mỗi buổi học.
Chủ động ôn bài, làm bài tập mỗi ngày để qua môn
Bên cạnh việc đi học đầy đủ & lắng nghe giảng, thì sinh viên cần phải chủ động ôn bài, làm bài tập mỗi ngày, kiểu như thực hành nhiều thì sẽ ok để sinh viên tăng khả năng qua môn, đạt điểm cao hơn. Càng làm nhiều bài tập thì sẽ càng quen tay, càng ôn bài nhiều thì sẽ ứng dụng kiến thức tốt hơn, giúp tăng khả năng ứng dụng được kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, để khi ra trường đi làm sẽ nhanh chóng thích nghi với công việc. Hãy cố gắng chăm chỉ mỗi ngày, từ đầu học kỳ, và duy trì tinh thần ấy tới cuối kỳ, tránh trường hợp để nước tới chân mới nhảy, gần tới khi thi cuối kỳ mới lấy sách vở ra học thì sẽ khó mà theo kịp, khó mà qua môn.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng học thế nào để qua môn? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Năm 1, năm 2 không quan trọng, chỉ cần học qua môn thôi?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.