Học tập là chuyện trọng đại, là mục tiêu quan trọng nhất mà sinh viên cần theo đuổi trong suốt 4 năm đại học, các em phải cực kỳ nỗ lực, quyết tâm trong học tập để mang về kết quả học tập tốt nhất. Khi nhắc tới chủ đề này, thì không ít sinh viên cực kỳ lăn tăn rằng muốn học tốt thì nên bắt đầu từ đâu, cần lưu ý gì để đạt điểm cao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp những thắc mắc ấy trong bài viết này nhé!
>> Tò mò giúp ích thế nào cho sinh viên trong học tập?
Sinh viên củng cố động lực để quyết tâm học tốt
Không ít sinh viên cảm thấy chán ghét việc học, cảm thấy đi học quá mệt mỏi, uể oải, áp lực, dẫn tới việc các em không đảm bảo chuyên cần, thường tìm lý do để đi học trễ, cúp học, trốn học. Điều đó tiềm ẩn rất nhiều hậu quả khôn lường và chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của các em, vừa bị điểm kém, vừa không nắm vững kiến thức, thậm chí có thể bị rớt môn, rủi ro tốt nghiệp ra trường trễ. Đừng tiếp tục suy nghĩ tiêu cực về chuyện học tập như thế. Nếu muốn học tốt, sinh viên nên nhanh chóng củng cố động lực học tập cho bản thân, hãy nghĩ về tương lai phía trước, khi tốt nghiệp ra trường, nếu mình vững vàng kiến thức thì sẽ thuận lợi ra sao, tìm được công việc tốt thế nào, kiếm được nhiều tiền ra sao,… Chính những viễn cảnh tích cực ấy sẽ giúp sinh viên củng cố động lực để quyết tâm học tốt.
Tìm cảm hứng học tập, yêu thích môn học, ngành học
Bên cạnh việc củng cố động lực, thì sinh viên cũng cần phải tìm cảm hứng học tập, phải thật sự cảm thấy yêu thích môn học, ngành học, thì mới có thể thoải mái, quyết tâm hơn trong học tập. Nhất là ở độ tuổi của các em, cái gì mình thích thì mình mới theo đuổi, chứ đâu thể nào tự bắt ép bản thân phải làm điều mà mình không thích, không thấy hứng thú. Các em hãy thử nhớ lại xem, ban đầu, vì sao mình lại lựa chọn ngành này, có những điểm nào khiến mình thích, mình muốn theo đuổi? Chính từ những lý do ấy, sinh viên cũng sẽ dễ dàng tìm ra điểm thú vị của từng môn học, từ đó, sẽ yêu thích môn học hơn, dễ tiếp thu kiến thức và tăng khả năng học tốt, mang về kết quả tốt.
>> Cách lập kế hoạch cho học kỳ mới đơn giản, hiệu quả
Tập trung ngay khi bắt đầu học kỳ mới để học tốt
Khi đã củng cố động lực, tìm được cảm hứng học tập, thì sinh viên đã thành công bước đầu trong công tác chuẩn bị tư tưởng, tâm lý, để tăng khả năng học tốt. Điều tiếp theo mà các em cần làm chính là phải hành động, phải bắt tay vào học hành nghiêm túc, tập trung cao độ ngay từ khi bắt đầu học kỳ mới. Tức là sinh viên không được có tâm lý chủ quan, tự cho phép mình được nghỉ ngơi 1-2 tuần đầu tiên của học kỳ, vì điều đó sẽ khiến các em bị hổng kiến thức, không nắm vững các chủ điểm kiến thức nền tảng của chương trình học, như thế sẽ cực kỳ tai hại và khó lòng tiếp thu, khó lòng hiểu bài trong các buổi học tiếp theo, và điều này chắc chắn sẽ mang về kết quả học tập cực kỳ tệ. Chính vì thế, sinh viên nếu muốn học tốt htif hãy tập trung cao độ ngay khi bắt đầu học kỳ mới nhé!
Kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực từng ngày để học tốt
Khi đã có khởi đầu thuận lợi, thì đó sẽ là bước đệm giúp sinh viên tăng khả năng học tốt. Tuy nhiên, học tập là một quá trình, các kiến thức sẽ không thể được tiếp thu ngay trong một sớm một chiều, mà chúng cần thời gian để dần thấm nhuần, tức là sinh viên cần đảm bảo mình luôn kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực từng ngày để học tập, thì mới có thể học tốt, chứ không thể nào tập trung vài bữa, hoặc chú tâm học trong vài tuần đầu của học kỳ, vì như thế vẫn chưa đủ để giúp mình đạt kết quả tốt vào cuối kỳ. Vì thế, mỗi ngày khi về nhà, sinh viên cần chủ động ôn bài, làm bài tập, chỗ nào mình chưa rõ thì ngay lập tức tìm hiểu, tham khảo tài liệu hoặc hỏi bạn cùng lớp, để đảm bảo học xong ngày nào thì mình sẽ hiểu rõ kiến thức của ngày đó, tránh trường hợp lười biếng, tới gần khi thi học kỳ mới lật đật ôn tập.
>> Vì sao kiên trì, bền bỉ sẽ giúp bạn thành công?
Sinh viên lập nhóm học tập cùng bạn bè để học tốt
Bên cạnh chuyện nghe giảng trên lớp, tự ôn bài ở nhà, thì sinh viên cũng có thể bắt đầu lập nhóm học tập cùng bạn bè để cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau học tốt, cùng nhau tiến bộ. Tất nhiên, học nhóm là một phương pháp học để sinh viên cân nhắc lựa chọn nếu thấy phù hợp, tức là nếu thấy điều đó có khả năng giúp mình học tốt hơn, và bản thân cũng yêu thích cách học này, thì sinh viên nên học nhóm. Còn nếu sinh viên thấy bản thân mình tự học sẽ hiệu quả hơn, nhanh hơn, thoải mái thời gian hơn, thì các em vẫn có thể tự học, không bắt buộc phải theo khuôn mẫu chung là học nhóm.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng muốn học tốt, nắm vững kiến thức, thì nên bắt đầu từ đâu? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên học nhóm thế nào để cùng nhau tiến bộ?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.