Home Công việc Sợ Sếp, Nhưng Đừng Ngại Giao Tiếp Với Sếp Trong Công Việc

Sợ Sếp, Nhưng Đừng Ngại Giao Tiếp Với Sếp Trong Công Việc

by Hoàng Khôi Phạm
Sợ Sếp, Nhưng Đừng Ngại Giao Tiếp Với Sếp Trong Công Việc

Giao tiếp trong công việc là điều hoàn thoàn bình thường, cho dù bạn làm bất kỳ công việc nào, bất kỳ công ty nào, thì cũng cần phải thường xuyên giao tiếp với đồng nghiệp và cấp trên. Khi càng làm việc lâu năm, thì bạn sẽ càng thấy điều này là chuyện quá đơn giản. Tuy nhiên, đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, thì sẽ dễ cảm thấy run, lo lắng, thậm chí là ngại giao tiếp với sếp trong công việc…

>> Làm thế nào để giao tiếp khéo léo và lưu loát?

Vì sao nhân viên thường hay sợ sếp?

Thật ra, cảm giác sợ sếp là điều bình thường, vì sếp là người có chức vụ cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành và đã gắn bó với công ty suốt một thời gian dài. Khi đi phỏng vấn xin việc, sếp cũng chính là người trực tiếp đặt câu hỏi và nắm quyền quyết định xem bạn có được nhận vào công ty làm việc không. Rồi khi được chọn, bắt đầu công việc, thì bạn cũng phải đảm bảo KPI hàng tháng mà sếp giao, cố gắng tập trung hoàn thành tốt các công việc trong khả năng của mình, nếu làm không tốt thì sẽ bị sếp la, khiển trách. Hoặc khi đi làm tất nhiên cũng cần giữ khoảng cách, giao tiếp cả nể với sếp, chứ cũng không thể thoải mái như với đồng nghiệp xung quanh. Chính những yếu tố đó đã tạo nên tâm lý sợ sếp, né tránh, ngại giao tiếp với sếp, thường thì tất cả nhân viên đều sẽ có tâm lý này, đặc biệt, nhân viên mới vào công ty sẽ càng sợ sếp nhiều hơn.

Những rủi ro tiềm ẩn khi đi làm mà ngại giao tiếp với sếp

Sợ sếp là tâm lý bình thường của tất cả mọi người, thậm chí có nhiều sếp còn tự tạo áp lực và muốn nhân viên phải sợ, phải nể mình, thì khi đó tiếng nói của sếp sẽ có trọng lượng hơn, giúp nhân viên tập trung làm việc hơn. Tuy nhiên, bạn đừng để tâm lý sợ sếp khiến mình bị rụt rè, né tránh, ngại giao tiếp với sếp, vì chính điều đó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn bạn nghĩ. Đầu tiên, ngại giao tiếp với sếp sẽ giống như bạn teamwork mà né tránh nhóm trưởng, không muốn giao tiếp với nhóm trưởng, điều này sẽ khiến kết quả làm việc nhóm của bạn khá tệ, thậm chí có nhiều việc đáng ra sếp có thể hỗ trợ, giúp bạn làm tốt, nhưng chỉ vì ngại giao tiếp mà bạn tự làm hỏng việc, gây ra nhiều sai sót trong công việc.

Tiếp theo, khi đi làm mà ngại giao tiếp với sếp thì sếp sẽ không thể nắm bắt được bạn đang làm việc gì, tiến độ công việc ra sao, đang gặp khó khăn gì, có cần hỗ trợ gì không. Chính điều này dần dần sẽ khiến bạn bị lạc lõng, thậm chí có thể sếp cũng quên mất sự tồn tại của bạn trong công ty, thì sau này bạn sẽ khó lòng được tuyên dương, thăng tiến. Bên cạnh đó, có những việc đáng ra bạn phải thường xuyên báo cáo, hỏi ý kiến sếp, nhưng mà bạn lại tự quyết định luôn vì ngại giao tiếp với sếp, thì nhiều khả năng bạn sẽ bị cảnh cáo, nhất là khi đó là quyết định sai lầm, gây tổn thất cho công ty.

>> Đi làm thấy sếp thiên vị nhân viên thân cận thì phải làm sao?

Sợ sếp, nhưng đừng ngại giao tiếp với sếp trong công việc

Chính tâm lý ngại giao tiếp với sếp sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như chúng ta đã làm rõ ở phần trước. Vì thế, bạn có thể sợ sếp, nhưng đừng ngại giao tiếp với sếp trong công việc. Chẳng có gì phải ngại cả, mình đi làm thì phải tương tác với đồng nghiệp, với cấp trên, phải báo cáo tiến độ công việc và hỏi ý kiến sếp trước những quyết định quan trọng. Đó là điều hoàn toàn bình thường khi bạn làm ở bất kỳ công ty nào, đồng thời, chính điều này cũng sẽ giúp bạn teamwork tốt hơn, hoàn thành công việc được giao một cách thuận lợi hơn, tránh việc ôm đồm tự làm một mình rồi tự chịu rủi ro.

Tức là cho dù bạn cảm thấy sếp khó tính, khó gần, thì bạn vẫn cần phải cố gắng giao tiếp với sếp, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp tới công việc. Còn những chuyện ngoài lề, chuyện cá nhân, thì bạn có thể không trao đổi với sếp cũng được. Sau khi hiểu rõ được tầm quan trọng của việc giao tiếp với sếp trong công việc, thì tất nhiên bạn cần nhanh chóng xoá bỏ rào cản để chủ động hơn trong công việc, chủ động giao tiếp với cấp trên khi cần thiết.

Cách giúp nhân viên xoá bỏ rào cản khi giao tiếp với sếp

Bạn sẽ không thể thay đổi ngay lập tức, không thể từ một người ngại giao tiếp trở nên dạn dĩ, thoải mái giao tiếp với sếp chỉ trong 1-2 ngày. Thay vào đó, bạn cần một quá trình khoảng tầm 2-3 tuần để dần dần thay đổi, cố gắng trao đổi với sếp nhiều hơn, các công việc càng quan trọng thì càng phải giữ tần suất giao tiếp ổn định. Có rất nhiều cách giao tiếp chứ không bắt buộc phải gặp mặt nói chuyện trực tiếp, chẳng hạn  như giao tiếp qua email, qua tin nhắn, qua điện thoại, qua file báo cáo công việc,… miễn sao những điều đó giúp bạn truyền tải thông điệp cho sếp nắm bắt rõ rằng bạn vẫn đang cố gắng làm việc, đang bám sát tiến độ công việc và chủ động báo cáo, nhờ sự trợ giúp của cấp trên khi cần thiết. Sau một thời gian nhìn lại, bạn sẽ thấy mình đã xoá bỏ được rào cản, và sẽ thoải mái giao tiếp với sếp hơn. Chúc bạn thành công!

>> Phải làm sao khi sếp nóng tính, gắt gỏng với nhân viên?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích