Home Hỏi đáp nhanh Thế Nào Là Vẻ Đẹp Của Sự Tự Tin, Làm Sao Để Hoàn Thiện Nó?

Thế Nào Là Vẻ Đẹp Của Sự Tự Tin, Làm Sao Để Hoàn Thiện Nó?

by Hoàng Khôi Phạm
Thế Nào Là Vẻ Đẹp Của Sự Tự Tin, Làm Sao Để Hoàn Thiện Nó?

Tự tin là một điều cực kỳ tốt, hầu như bất kỳ ai cũng mong muốn mình luôn duy trì được sự tự tin trong mọi tình huống, hoặc cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành một phiên bản tự tin hơn. Vậy bạn đã hiểu rõ thế nào là vẻ đẹp của sự tự tin chưa? Đồng thời, làm thế nào để bạn hoàn thiện vẻ đẹp tự tin của mình?

>> Tự tin là gì? Làm sao để bạn tự tin và dạn dĩ hơn?

Thế nào là vẻ đẹp của sự tự tin?

Vẻ đẹp của sự tự tin là vẻ đẹp được toát ra từ một người tự tin vào năng lực của chính mình, khi bạn càng giỏi, càng hoàn thiện bản thân theo chiều hướng tốt, thì bạn sẽ càng tự tin vào chính mình, sẵn sàng đương đầu và vượt qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào mà mình gặp phải. Có thể bạn đã nghe rất nhiều về vẻ đẹp của tri thức, vì đó là một điều quá phổ biến và dễ dàng giải nghĩa. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng vẻ đẹp tự tin cũng cực kỳ quan trọng, khi bạn giỏi, bạn có nhiều tri thức, thì bạn phải biết cách làm sao để toát lên phong thái của một người tự tin, từ trong suy nghĩ cho tới hành động, cách đối nhân xử thế, thì lúc đó bạn sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Làm sao để hoàn thiện vẻ đẹp tự tin?

Vẻ đẹp của sự tự tin không tự nhiên mà có, thay vào đó, bạn cần phải nỗ lực rèn luyện, trau dồi để ngày càng hoàn thiện vẻ đẹp tự tin của chính mình. Sẽ không có ai hoàn hảo ngay từ thời điểm ban đầu, tại vạch xuất phát, mỗi người vẫn luôn tồn tại những nhược điểm riêng mà mình cần khắc phục, điều quan trọng là bạn phải nhận ra chúng và sẵn sàng hoàn thiện, cố gắng trở thành phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình, thì càng lúc bạn sẽ càng hoàn thiện được vẻ đẹp tự tin. Hơn ai hết, bạn hiểu rõ rằng những khó khăn, thử thách trong cuộc sống là bình thường, bạn tin rằng mình đủ bản lĩnh và có năng lực mạnh mẽ để tự tin chinh phục những điều đó, đây chính là biểu hiện rõ nét của một người tự tin.

Tuy nhiên, vẻ đẹp tự tin không chỉ dừng lại ở sự tự tin về năng lực bản thân, hoặc tự tin về vẻ bề ngoài của mình, mà bạn còn phải có thêm sự tinh thế, khéo léo trong tư duy, hành động và cách đối nhân xử thế với những người xung quanh. Bạn không được tự tin thái quá, chảnh, xem thường những người chưa giỏi bằng mình. Bạn cũng không nên thể hiện thái độ ganh ghét, cho rằng họ ăn may, khi thấy có người thành công hơn mình, thay vào đó, bạn cần phải tự tin một cách tinh tế hơn, biết mình biết ta, không tự cao một cách mất kiểm soát.

>> 5 cách giúp sinh viên tự tin, năng động, trưởng thành hơn

Tự tin nhưng không chảnh, không cao ngạo

Như đã làm rõ ở phần trước, tự tin là một điều tốt, nhưng nó chỉ tốt khi bạn biết kiểm soát, tự tin trong một chừng mực nhất định, chứ đừng để điều đó biến thành sự tự tin thái quá, chảnh choẹ, cao ngạo, xem thường người khác. Tức là trong hành trình xây dựng sự tự tin, củng cố vẻ đẹp tự tin, thì bạn cũng cần phải học cách điều tiết bản thân, thắng không kiêu, bại không nản, kiểm soát suy nghĩ, thái độ và hành vi của mình để tránh việc tự làm xấu hình ảnh của mình, khiến mọi người cho rằng bạn là một người quá cao ngạo, tự tin nhưng không đẹp.

Hãy luôn nhớ rằng trước khi đứng ở vị trí hiện tại, gặt hái được những thành tựu như hôm nay, thì bạn cũng đã từng có nhiều khuyết điểm, cũng từng phải đối mặt với nhiều lần thất bại, phải trầy da tróc vẩy để hoàn thiện bản thân, và hơn ai hết, bạn hiểu rõ rằng những người ngoài kia có thể đang thua kém bạn ở thời điểm hiện tại, nhưng họ vẫn có thể củng cố động lực, quyết tâm hoàn thiện bản thân để tự tin lội ngược dòng trong tương lai.

>> Thắng không kiêu, bại không nản nghĩa là gì, truyền cảm hứng thế nào?

Tự tin công nhận thành công của người khác

Có một số quan điểm cho rằng vẻ đẹp tự tin cũng chính là việc mình chủ động công nhận thành công của người khác, khi chứng kiến ai đó gặt hái được thành công, thành tựu trong học tập, công việc và cuộc sống. Đây cũng là một quan điểm hay, và là điều giúp bạn hoàn thiện hơn về vẻ đẹp của chính mình trong việc kiểm soát suy nghĩ, hành động và sự tự tin của bản thân. Tức là có một số người sẽ không chấp nhận thành công của người khác, không muốn công nhận rằng có ai đó giỏi hơn, tốt hơn mình, họ luôn tự tin rằng mình là độc nhất, mình có những điểm mà không ai có được.

Đồng ý rằng đó là một quan điểm tự tin, nhưng tự tin theo hướng phủ nhận thành công của người khác thì lại không đẹp, tự bạn đang làm xấu hình ảnh của chính mình, vì chưa đối đầu trực diện thì cũng chưa biết ai giỏi hơn ai, chỉ thấy rằng hiện tại thái độ ấy đang không tốt. Nếu bạn thật sự tự tin vào năng lực bản thân, thì bạn cũng đừng ngại chuyện công nhận thành công của người khác, họ thành công thì bạn chúc mừng, vì dù sao họ cũng đã nỗ lực rất nhiều, họ là những đối thủ mạnh của bạn, nhiều khi cũng sẽ là động lực để bạn quyết tâm trau dồi, hoàn thiện bản thân nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không muốn bị người khác xem thường, gạt bỏ những thành công mà mình đã nỗ lực đạt được đúng không? Nếu không muốn người khác làm vậy với mình, thì bạn cũng không nên làm thế với bất kỳ ai.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ thế nào là vẻ đẹp của sự tự tin và làm sao để hoàn thiện nó, tự tin nhưng không chảnh, không cao ngạo. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Biểu hiện và tác hại của việc tự tin thái quá vào bản thân

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích