Home Hỏi đáp nhanh Thi Bao Nhiêu Điểm Là Rớt Môn, Có Được Thi Lại Không?

Thi Bao Nhiêu Điểm Là Rớt Môn, Có Được Thi Lại Không?

by Hoàng Khôi Phạm
Thi Bao Nhiêu Điểm Là Rớt Môn, Có Được Thi Lại Không?

Rớt môn là điều không sinh viên nào mong muốn, thậm chí nó còn là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ sinh viên. Liên quan tới chủ đề này, có một bạn sinh viên thắc mắc rằng thi bao nhiêu điểm sẽ bị rớt môn? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Thi bao nhiêu điểm là rớt môn?

Ở đại học sẽ không tính rớt môn dựa theo mỗi mình điểm thi, mà nó sẽ tính theo điểm trung bình môn học. Điểm môn học thì thường sẽ bao gồm 2 thành phần chính là điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ. Tức là điểm thi cuối kỳ nó cũng có ảnh hưởng tới điểm môn học, nhưng nó sẽ không có quyết định hoàn toàn, mà nó sẽ phụ thuộc thêm vô điểm quá trình của sinh viên nữa. Ví dụ điểm thi bị thấp, bị dưới trung bình, nhưng sinh viên lại có điểm quá trình cao thì vẫn có thể bù qua sớt lại, kéo điểm trung bình môn học lên mức đủ để qua môn, chứ không mặc định rằng cứ đi thi dưới trung bình, hoặc dưới bao nhiêu điểm thì sẽ bị rớt môn, mà cơ sở để đánh giá rớt môn hay qua môn thì sẽ là tổng hoà giữa điểm thi cuối kỳ và điểm quá trình. Vậy điểm quá trình là gì, tính như thế nào?

Điểm quá trình là gì, tính như thế nào?

Điểm quá trình là mức điểm đánh giá quá trình học tập của sinh viên từ buổi học đầu tiên cho tới buổi cuối cùng trước khi mà mình thi cuối kỳ, nó sẽ thường bao gồm điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ, điểm làm bài tiểu luận, thuyết trình nhóm, tùy theo từng giảng viên, mỗi giảng viên sẽ có quy định riêng là điểm quá trình của môn học mình sẽ bao gồm những thành phần nào, mỗi thành phần sẽ chiếm trọng số bao nhiêu % để tính ra điểm quá trình, thì nhiệm vụ của sinh viên là trong buổi học đầu tiên khi mà mình đi học cái môn đó ở đại, thì mình phải ghi chú lại đầy đủ là giảng viên dặn dò như thế nào, rằng điểm quá trình gồm những thành phần nào, ghi chú lại để cố gắng tập trung mình đạt được điểm tốt nhất trong những thành phần đó, nhất là những thành phần điểm nào mà chiếm trọng số nhiều trong điểm quá trình thì sinh viên hãy cố gắng để đạt điểm cao, tại vì nó sẽ kéo điểm của mình lên nhiều.

Trọng số giữa điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ

Để tính ra điểm trung bình môn học & đánh giá xem sinh viên có đạt đủ yêu cầu để qua môn hay sẽ bị rớt môn, thì chúng ta cần biết được cánh tính trọng số giữa điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ. Thông thường, trọng số giữa điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ sẽ là 50-50, tức là mỗi thành phần sẽ ảnh hưởng một nửa tới điểm môn học. Tuy nhiên, cũng có thể linh động một số trường chia 40-60 hoặc 30-70 tùy theo quy định của từng trường hoặc từng môn học, từng giảng viên, và điều này sẽ được thông báo cho sinh viên ngay từ đầu, các em cứ bám sát theo đó mà tính thôi, khi có kết quả điểm môn học rồi thì sinh viên sẽ đối chiếu theo quy định của trường xem mức điểm đó đã đủ để qua môn chưa.

Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ, rằng cho dù điểm quá trình có cao tới mức nào, nhưng sinh viên thi bị 0 điểm, vô cái điểm liệt rồi, thì mặc định là sẽ bị rớt môn đó, phải học lại môn đó luôn, điểm quá trình cho dù có cao thì cũng sẽ không cứu vớt được. Mà điểm liệt cũng có nhiều trường hợp, chẳng hạn như đi thi làm bài không được, hoặc vi phạm nội quy phòng thi, gian lận thi cử, quay cóp, hoặc vắng quá 20% số tiết học nên bị cấm thi, dù với lý do nào thì điểm liệt đó cũng đều khiến sinh viên bị rớt môn, bắt buộc phải học lại từ đầu.

Sinh viên rớt môn có được thi lại không?

Đa số trường đại học sẽ quy định rằng nếu điểm môn học của sinh viên dưới 4.0 trên thang điểm 10 thì sẽ bị rớt môn, một số trường khó hơn thì chỉ cần dưới 5.0 là sinh viên đã bị rớt môn rồi. Khi đối chiếu điểm môn học của mình với quy định của trường, nếu kết quả học tập của mình thấp hơn, thì rất tiếc, các em đã bị rớt môn. Lúc đó. một số bạn sinh viên nghĩ tới trường hợp xin thi lại với hy vọng sẽ có kết quả cao hơn để kéo điểm môn học lên mức qua môn, liệu điều đó có khả thi không?

Chuyện thi lại là điều có thể xảy ra ở trường đại học, nhưng nó sẽ tùy thuộc vào quy định của từng trường, vẫn có những trường sẽ cho sinh viên được thi lại để mà mình cố gắng đạt điểm cao, kéo điểm trung bình môn học lên cao hơn để được qua môn. Tuy nhiên, đa số các trường đại học sẽ không cho phép sinh viên thi lại, mà những bạn bị rớt môn sẽ bắt buộc phải học lại môn đó, tham gia lại toàn bộ buổi học từ đầu tới cuối, làm lại toàn bộ những bài kiểm tra, bài thi của môn học để lấy điểm lại từ đầu, chứ sẽ không cho sinh viên được quyền thi lại quá dễ dàng. Để biết chính xác hơn rằng trường mình có cho phép sinh viên thi lại hay không, hay là bắt buộc mình phải học lại khi bị rớt môn, thì sinh viên cần tham khảo quy chế của trường các em.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng thi bao nhiêu điểm là rớt môn, có thi lại được không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích