Khi mới lên đại học, tân sinh viên sẽ có nhiều thắc mắc liên quan tới chuyện điểm số, học hành, thi cử, một trong những lăn tăn ấy chính là thi giữa học phần ở đại học có khó không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Học phần là gì, sinh viên đăng ký học phần thế nào?
Thi giữa học phần là gì, để làm gì?
Thi giữa học phần (kiểm tra giữa kỳ) ở đại học là một bài kiểm tra mà sinh viên sẽ làm khi đã học được tầm 70% số buổi của môn học, nhằm kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức của sinh viên ở thời điểm đó, giúp các em tự nhận biết các thiếu sót của bản thân để ôn tập kỹ lưỡng hơn cho bài thi cuối kỳ (thi kết thúc học phần).
Ở bài thi giữa học phần, sinh viên sẽ làm ngay tại lớp, cùng với các bạn chung lớp với mình, đề thi sẽ do giảng viên tự biên soạn, và đương nhiên sẽ có khác biệt giữa các giảng viên, chứ không bắt buộc phải đồng nhất như bài thi cuối kỳ. Lưu ý rằng bài thi giữa học phần là điều không bắt buộc, nếu giảng viên không yêu cầu làm bài này, thì sẽ thay thế bằng cách làm bài thuyết trình hoặc tiểu luận nhóm, đó cũng là những hình thức lấy điểm giữa kỳ khá phổ biến ở các trường đại học, chứ không nhất thiết môn nào cũng phải thi giữa học phần.
>> Điểm học phần bao nhiêu thì bị rớt môn ở đại học?
Thi giữa học phần ở đại học có khó không?
Bài thi giữa học phần (kiểm tra giữa kỳ) có khó hay không sẽ phụ thuộc vào 2 điều. Đầu tiên là tiêu chuẩn của giảng viên, vì đề thi giữa học phần sẽ do mỗi giảng viên tự soạn, ai có tiêu chuẩn cao hơn, muốn đánh đố hơn thì sẽ chèn vào nhiều câu hỏi khó để thử thách sinh viên, thì lúc đó đề thi sẽ khó hơn, và tiêu chuẩn đánh giá, chấm điểm cũng sẽ cao hơn, đòi hỏi rằng những bạn nào phải thật sự rất chăm chỉ và nắm được những kiến thức nâng cao thì mới có thể đạt được mức điểm tốt ở bài kiểm tra giữ kỳ đó. Nếu rơi vào trường hợp này, thì đề kiểm tra giữa kỳ của cả lớp sẽ có phần khó hơn so với mặt bằng chung, điều này khiến một số sinh viên cảm thấy bất công so với các lớp mà có đề thi giữa học phần dễ hơn, tuy nhiên, hãy suy nghĩ tích cực rằng giảng viên càng khó, càng yêu cầu cao thì mình càng phải tập trung học, sẽ càng nắm chắc kiến thức hơn, thì cũng sẽ tốt cho tương lai của mình hơn.
Điều thứ 2 để xác định là đề thi giữa học phần dễ hay khó chính là ở năng lực và khả năng chăm chỉ của mỗi sinh viên. Tức là trong quá trình học tập, bạn nào chăm chỉ, cố gắng học tốt, nắm vững kiến thức, ôn tập đầy đủ thì tự nhiên sẽ thấy bài kiểm tra giữa kỳ cũng bình thường thôi, những kiến thức này mình đã học xong, ôn xong hết rồi, nắm đầy đủ rồi. Còn với những bạn sinh viên học hành chểnh mảng, không nắm vững kiến thức, chuyên học vẹt, học tủ này kia, thì tự nhiên tâm lý của các em trước khi bước vô buổi thi giữa học phần sẽ thấy run quá, sợ quá, không biết là mình có làm tốt được không, có trúng tủ không, thì chính điều đó cũng sẽ khiến cho bài kiểm tra giữ trở nên khó hơn. Vì thế, để xác định rằng bài thi giữa học phần có khó hay không, và muốn giảm bớt áp lực thi cử thì sinh viên hãy cố gắng chăm chỉ học tập, ôn bài mỗi ngày, đừng để gần thi mới lật đật lấy sách vở ra học, vì như thế vừa không hiệu quả, vừa khiến mình bị ngộp, bị đuối và lo lắng nhiều hơn.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng thi giữa học phần ở đại học có khó không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> 4 lưu ý để tránh bị trục trặc khi đăng ký học phần
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.