Học nhóm là điều quá quen thuộc với sinh viên đại học, nếu như hồi cấp 3 các em thường có xu hướng học một mình, thì khi lên đại học, thầy cô và môi trường đại học sẽ khuyến khích các em lập nhóm để cùng học, cùng làm bài tiểu luận, thuyết trình, tranh biện về những đề tài liên quan tới môn học. Giảng bài, giúp đỡ nhau khi học nhóm là điều bình thường, tuy nhiên, cũng có một số bạn bị tự ti, cảm thấy mình học dở nhất nhóm, lúc nào cũng phải nhờ bạn giảng bài lại cho hiểu. Vậy sinh viên phải làm sao khi lỡ rơi vào trường hợp khó xử này?
>> 4 điều tối kỵ khi học nhóm mà sinh viên nên tránh
Học nhóm để cùng tiến bộ chứ không phân biệt giỏi dở
Ở đại học, sinh viên có quyền chủ động chọn bạn để học nhóm, tức là các em thấy ai hợp tính, chơi chung được, học chung cũng được, thì cùng nhau lập nhóm học tập thôi. Tuy nhiên, sẽ rất khó để các em đồng nhất về trình độ, năng lực, học lực khi học nhóm cùng bạn bè, trong nhóm vẫn sẽ có người giỏi người dở, đó là điều hoàn toàn bình thường.
Học nhóm là một phương pháp học để mọi người cùng hiểu bài, nắm vững kiến thức, cùng nhau tiến bộ, chứ không phải là nơi để ganh đua, thể hiện xem ai giỏi hơn ai, và cũng chẳng ai trêu chọc, khinh thường những bạn học dở trong nhóm cả. Sinh viên đại học thường rất nhiệt tình, thoải mái giúp đỡ nhau trong học tập, chơi với nhau một cách vô tư, không vụ lợi, nên dù các em cảm thấy mình học dở nhất nhóm thì cũng đừng ngại, đừng tự ti nhé!
Thấy mình học dở nhất nhóm thì phải nỗ lực nhiều hơn
Sau khi gạt bỏ cảm giác tự ti sang một bên, thì các em phải nỗ lực nhiều hơn để mình dần tiến bộ, chứ đâu thể mãi mãi là người học dở nhất nhóm, khiến mọi người cứ phải mất thời gian giảng bài lại cho mình hoài được. Tức là ngoài những giờ học nhóm, thì các em hãy chủ động ôn bài, làm bài tập trước ở nhà, những chỗ nào mình chưa hiểu, chưa rõ, thì hãy thử tự đọc thêm tài liệu để nghiên cứu xem, biết đâu mình tự tìm ra được câu trả lời thì sao? Hoặc là trên lớp khi giảng viên giảng bài, thì các em phải tập trung lắng nghe, tránh bị xao nhãng, khi đã hiểu bài ngay từ trên lớp rồi thì việc học nhóm cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn, hạn chế số lần các em không hiểu bài khiến cả nhóm bị chậm tiến độ học tập. Để làm được điều này thì tất nhiên sinh viên phải cực kỳ nỗ lực, quyết tâm và nghiêm khắc với bản thân trong việc học.
>> Cách học nhóm hiệu quả để đạt kết quả tối ưu nhất
Đừng quá phụ thuộc vào bạn cùng nhóm để tránh tự ti
Bên cạnh đó, sinh viên cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào bạn cùng nhóm, vì điều đó sẽ khiến các em trở thành gánh nặng của mọi người, cảm thấy mình học dở nhất nhóm rồi lại tự ti hơn. Nếu mà mình đang có thói quen phụ thuộc, có gì không biết thì hỏi liên tục, hoặc khi cả nhóm có bài tập, bài thuyết trình, tiểu luận thì cũng phụ thuộc hoàn toàn vào các bạn khác, sợ mình lỡ nhúng tay vào thì hỏng việc, bài làm bị điểm kém,… thì cần thay đổi ngay từ hôm nay.
Vì mỗi thành viên trong nhóm đều là một mảnh ghép quan trọng, cần phải cùng giúp đỡ nhau, cùng đóng góp công sức khi học nhóm, thì mới có thể học hiệu quả, mới có thể gắn bó và duy trì việc học nhóm được lâu dài. Chứ nếu sinh viên học nhóm mà xảy ra trường hợp mình phụ thuộc quá nhiều, để 1-2 bạn giỏi trong nhóm liên tục gánh team, thì nhóm sẽ khó mà bền được, và cảm giác tự ti khi mình học dở nhất nhóm sẽ lại càng nhiều hơn.
Học dở nhất nhóm vẫn có thể lội ngược dòng
Sau khi gạt bỏ được sự tự ti khi cảm thấy mình học dở nhất nhóm, thì những buổi học nhóm của các em sẽ thoải mái hơn, không còn thấy căng thẳng, nặng nề vì mình bị phụ thuộc nhiều vào các bạn giỏi. Bên cạnh đó, sinh viên dù đang học dở nhất nhóm vẫn có thể lội ngược dòng, học tốt hơn, đạt kết quả điểm số cao hơn trong tương lai, nếu như hiện tại các em đặt việc học lên ưu tiên hàng đầu, cố gắng chăm chỉ, nỗ lực, tập trung học bài, ôn bài, tích cực thảo luận đóng góp ý kiến, trao đổi nội dung bài học khi học nhóm. Chính những điều này sẽ giúp các em dần nắm vững kiến thức, cảm thấy việc học trở nên thú vị hơn, mỗi lần học nhóm lại củng cố kiến thức nhiều hơn và tất nhiên sẽ có thể lội ngược dòng trong tương lai.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được nỗi lo rằng tự ti, cảm thấy mình học dở nhất nhóm thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tốt!
>> Rớt môn, điểm kém, học lực chưa giỏi – Làm thế nào để lội ngược dòng?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.