Sinh hoạt công dân là chủ đề được đông đảo sinh viên quan tâm mỗi khi chuẩn bị bắt đầu năm học mới. Bên cạnh chuyện sinh hoạt công dân là gì, có các nội dung gì, bao nhiêu buổi, thì nhiều bạn cũng lăn tăn rằng nếu vắng sinh hoạt công dân, không làm bài thu hoạch thì có sao không? Liên quan tới chủ đề này, có một bạn sinh viên thắc mắc rằng sinh hoạt công dân mình không đi được không ạ? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp trong bài viết này nhé!
Không đi sinh hoạt công dân có sao không?
Tại sao em lại không đi nhỉ? Nếu mà em có việc bận với lý do chính đáng thì mình có thể trao đổi với bên phía trường, mình nói với thầy cô để xin đi bù một buổi khác. Vì sinh hoạt công dân thường sẽ có nhiều đợt khác nhau, chia theo từng ngành, nếu không đi được buổi của ngành mình với lý do chính đáng thì sinh viên có thể xin nhà trường đi bù cái buổi của ngành khác. Chứ nếu sinh viên không đi sinh hoạt công dân thì tuỳ từng trường sẽ có các chế tài khác nhau, chẳng hạn như trừ điểm rèn luyện, yêu cầu đi bù đợt khác, vì các buổi đều có điểm danh nên sẽ xác định được rằng ai đi ai vắng.
Tuần sinh hoạt công dân giúp ích gì cho sinh viên?
Trên quan điểm của anh thì luôn khuyến khích sinh viên đi sinh hoạt công dân, vì nó sẽ chia sẻ nhiều thông tin hữu ích, cần thiết và quan trọng đối với sinh viên, chẳng hạn như là về cách tính điểm ở đại học như thế nào, bao nhiêu điểm được loại giỏi, khá, trung bình, bao nhiêu điểm loại xuất sắc, vi phạm những điều gì mình sẽ bị hạ bằng đại học, chẳng hạn như là hạ từ giỏi xuống khá hoặc là hạ từ xuất sắc xuống giỏi, tự nhiên mình tốn công sức mình học để đạt được điểm cao rồi, mà lại bị hạ bằng đại học vì những cái nguyên nhân mà mình không biết do không đi sinh hoạt công dân, không nghe thông báo. Hoặc tự dưng mình hồn nhiên nghỉ học vài buổi, rồi bị cấm thi, do chưa nắm rõ quy định vắng quá 20% số buổi học sẽ bị cấm thi, như vậy sẽ cực kỳ tai hại và rủi ro trong tương lai.
Ngoài ra, nếu sinh viên có những thắc mắc về chuyện học và thi, về điểm rèn luyện, về học bổng, thì các em cũng có thể đặt câu hỏi ở trong buổi sinh hoạt công dân để những thầy cô trong trường sẽ giải đáp cho mình, để mình nắm được đầy đủ những thông tin đó, nó sẽ hữu ích và cực kỳ quan trọng với mình trong suốt 4 năm đại học. Chứ bây giờ mình cúp không đi, mình không biết được những thông tin đó, hoặc mình hiểu sai, rồi tới lúc mình vi phạm đúng những điều đó, bị trừ điểm rèn luyện, hoặc bị hạ bằng đại học, thì lúc đó đâu có than trách ai được đâu, tại vì nhà trường cũng đã thông báo cho toàn bộ sinh viên ngay từ đầu rồi, tại vì mình không có đi sinh hoạt công dân, hoặc là mình có đi nhưng không chịu tập trung lắng nghe, thì là lỗi cho mình thôi.
>> Không hoàn thành tuần sinh hoạt công dân có được tốt nghiệp không?
Không làm bài thu hoạch sinh hoạt công dân có sao không?
Bên cạnh đó, vào cuối tuần sinh hoạt công dân, sinh viên cần phải làm bài thu hoạch, với nội dung liên quan tới những gì đã được nói trong các buổi sinh hoạt, những bạn nào tập trung lắng nghe thì sẽ dễ dàng vượt qua. Tuỳ từng trường sẽ có hình thức làm bài thu hoạch sinh hoạt công dân khác nhau. Lúc trước, bên trường anh làm giống như đi thi, có chia phòng ra, rồi mỗi phòng giới hạn bao nhiêu bạn, mỗi bạn ngồi cách xa nhau, rồi có giám thị coi thi. Mình sẽ làm bài thu hoạch sinh hoạt công dân trên giấy, viết ra giống như làm bài tự luận (nếu đề tự luận), hoặc cũng có trường đơn giản hơn, chỉ cần làm trắc nghiệm. Dù với hình thức nào thì bài thu hoạch sinh hoạt công dân này cũng quan trọng, sinh viên nếu điểm kém, dưới 5 trên 10, thì sẽ phải làm lại.
Điểm bài thu hoạch sinh hoạt công dân sẽ cộng thẳng vào điểm rèn luyện, giả sử như bài đó sinh viên đạt được 5 điểm, thì sẽ được cộng thêm 5 điểm vô trong điểm rèn luyện. Hoặc là bài đó sinh viên được 9 điểm thì sẽ được cộng thêm 9 điểm vô điểm rèn luyện của mình. Đó là một lợi thế rất lớn cho những bạn nào muốn được điểm rèn luyện cao để săn học bổng ở trường đại học, chẳng hạn như học bổng khuyến khích học tập hoặc học bổng dành cho sinh viên nghèo vượt khó, đều sẽ có những tiêu chí liên quan tới điểm rèn luyện, mình phải đạt được từ 80 trở lên thì mới tăng khả năng để nhận được học bổng.
Ngoài ra, một số trường đại học cũng sẽ yêu cầu sinh viên nếu muốn tốt nghiệp đại học loại giỏi hoặc loại xuất sắc, thì điểm rèn luyện tối thiểu phải từ 70 trở lên, một số trường sẽ yêu cầu thẳng như vậy luôn, chính vì thế, nếu trường mình cũng quy định vậy, thì sinh viên phải cố gắng lấy điểm rèn luyện càng cao tốt, và đương nhiên chuyện tham gia sinh hoạt công dân đầy đủ và làm bài thu hoạch điểm cao sẽ là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, giúp cộng nhiều điểm hơn vô trong rèn luyện của mình.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng vắng sinh hoạt công dân, không làm bài thu hoạch có sao không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh hoạt công dân đầu khoá kéo dài bao lâu, mấy buổi?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.