Home Công việc Vì Sao Phải Thử Việc Trước Khi Làm Nhân Viên Chính Thức?

Vì Sao Phải Thử Việc Trước Khi Làm Nhân Viên Chính Thức?

by Hoàng Khôi Phạm
Vì Sao Phải Thử Việc Trước Khi Làm Nhân Viên Chính Thức?

Thử việc là khoảng thời gian chúng ta sẽ quan sát, học hỏi, làm quen, thích nghi với công việc, thường sẽ kéo dài trong vòng 2 tháng. Khi thử việc, dù mức lương được trả chỉ bằng 85% so với lương chính thức, nhưng bạn vẫn phải đi làm đầy đủ, đúng giờ, nghiêm túc và chăm chỉ để mang về kết quả tốt thì mới có thể được làm nhân viên chính thức. Liên quan tới chủ đề này, nhiều người thắc mắc rằng vì sao phải thử việc trước khi làm nhân viên chính thức? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> 5 điều cần đọc kỹ trước khi ký hợp đồng thử việc

Mới ra trường thử việc là bình thường

Nếu giải thích theo nghĩa đen thì thử việc là giai đoạn mình làm thử công việc, học hỏi, thích nghi xem có đủ khả năng hoàn thành những việc được giao không, có mang lại kết quả tốt không. Vì thế, đối với sinh viên mới ra trường thì thử việc là chuyện bình thường, vì đa phần các em đều còn non nớt, chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, nên cần thời gian để học hỏi, được training, hướng dẫn và dần thích nghi, hoàn thiện bản thân.

Công ty sẽ xem như 2 tháng thử việc là thử thách dành cho nhân viên mới, đặc biệt là các bạn mới ra trường, để xem liệu năng lực làm việc thực tế của các em đang ở đâu, có tốt như đã trình bày khi phỏng vấn không, và có đủ để hoàn thành tốt công việc ở vị trí hiện tại không. Nếu mọi thứ đều ổn thì sau 2 tháng thử việc, bạn sẽ trở thành nhân viên chính thức.

Sao đi làm lâu năm vẫn phải thử việc lại?

Còn đối với người đã đi làm lâu năm, dày dặn kinh nghiệm làm việc, quá rành về kiến thức & nghiệp vụ chuyên môn, chuyên ngành rồi, nhưng tại sao vẫn phải thử việc lại? Thật ra, kinh nghiệm bạn có, kỹ năng bạn có, nhưng mỗi công ty sẽ có những quy trình và tính chất công việc khác nhau, KPI và khối lượng công việc cũng có những khác biệt chứ sẽ không giống nhau hoàn toàn, không thể nào cho rằng ở công ty cũ bạn làm tốt rồi tự suy ra ở công ty mới bạn cũng sẽ làm tốt y như thế. Vậy nên cho dù bạn là ai, nhiều kinh nghiệm thế nào, thậm chí có những người cực nhiều kinh nghiệm, apply tới vị trí Manager hoặc cao hơn, thì họ vẫn phải thử việc như nhân viên bình thường. Đây cũng là điều bình thường theo quy định của Luật Lao Động, ai đi làm khi bắt đầu công việc thì đều trải qua giai đoạn thử việc và ký kết hợp đồng thử việc với công ty.

>> 3 điều sinh viên mới ra trường cần lưu ý trong 2 tháng thử việc

Vì sao phải thử việc trước khi làm nhân viên chính thức?

Quay trở lại với câu hỏi được đưa ra ở đầu bài viết, rằng vì sao phải thử việc trước khi làm nhân viên chính thức? Câu trả lời cũng tương tự như điều vừa phân tích ở phần trước, đó chính là vì những thành tích, ưu điểm bạn show trong CV hay những gì bạn nói trong khi phỏng vấn chưa chắc sẽ áp dụng được đúng 100% như khi làm việc thực tế, nên các công ty sẽ cần bạn thử việc trước một thời gian để chứng minh năng lực, xem liệu bạn có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí công việc đó không, các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn có thật sự ổn chưa?

Đồng thời, 2 tháng thử việc cũng là lúc để bạn học hỏi, làm quen và dần thích nghi với công việc, với môi trường làm việc. Đó cũng là thời gian mà bạn quan sát, đánh giá xem liệu mình có phù hợp với công ty, với môi trường làm việc ở đó không, có thể gắn bó lâu dài không? Tức là không phải thử việc chỉ có mỗi phía công ty đánh giá bạn, mà ngược lại, bạn cũng có thể đánh giá công ty, công việc, xem có đúng như mình kỳ vọng không, vào làm một thời gian thấy có ổn áp không, hay họ đã vẽ ra quá nhiều điều hoa mỹ khi phỏng vấn, trong khi thực tế lại không được như thế.

Nếu lỡ bị trượt sau khi thử việc thì sao?

Sau khi hiểu rằng vì sao phải thử việc, thì nhiều người cũng quan ngại rằng lỡ 2 tháng thử việc diễn ra không thuận lợi, mình mang về kết quả không tốt, rồi bị trượt thử việc, không được nhận làm nhân viên chính thức thì sao? Lúc đó, cảm giác của bạn sẽ rất hụt hẫng, buồn và thất vọng về bản thân, kèm theo sự ngại ngùng, xấu hổ với đồng nghiệp, với người thân khi họ biết rằng bạn đã bị trượt thử việc.

Tuy nhiên, bạn không nên để cảm giác buồn tủi ấy kéo dài quá lâu, mà hãy mạnh mẽ đứng lên, rút kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân trong tương lai, để lần thử việc tiếp theo ở công ty khác bạn sẽ làm tốt hơn, mang về kết quả ổn hơn. Tức là hãy nhìn xem ở lần thử việc này bạn đã mắc phải những sai sót nào, để lưu ý không lặp lại chúng, và bản thân bạn cũng đang có những điểm yếu nào cản trở kết quả làm việc, hãy tìm cách nhanh chóng khắc phục những điều đó, để trở thành phiên bản cứng cáp hơn, hoàn hảo hơn của chính mình.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng vì sao phải thử việc trước khi làm nhân viên chính thức? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Nhân viên thử việc bị trừ 10% thuế TNCN – Đúng hay sai?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích