Khi sắp tốt nghiệp ra trường, bên cạnh chuyện phải bù đầu bù cổ học tập, với khối lượng kiến thức rất nặng của năm cuối đại học, thì không ít sinh viên cũng phải ôn luyện Tiếng Anh, cụ thể là luyện thi TOEIC để lấy chứng chỉ nộp cho trường. Điều này khiến nhiều sinh viên thắc mắc rằng vì sao phải nộp bằng TOEIC trước khi ra trường, việc này có bắt buộc không, mức điểm chuẩn cần đạt được là bao nhiêu? Hãy cùng giải đáp trong bài viết này nhé!
>> Thi thử TOEIC là gì, có tính phí không, thi thử ở đâu?
Vì sao sinh viên phải nộp bằng TOEIC trước khi ra trường?
Nếu đã tìm hiểu từ trước, thì sinh viên sẽ dễ dàng hiểu được vì sao mình phải nộp bằng TOEIC trước khi ra trường. Còn nếu chưa dành thời gian tìm hiểu thông tin, thì các em sẽ thấy khó hiểu, vì cảm thấy rằng điều này chẳng liên quan gì tới chuyện tốt nghiệp đại học, cho rằng mình chỉ cần hoàn thành chương trình học, vượt qua tất cả các môn, không bị nợ môn là được. Thật ra, bên cạnh kết quả học tập, thì các trường đại học có thể sẽ có thêm một số yêu cầu khác, đòi hỏi sinh viên phải đáp ứng thì mới được xét tốt nghiệp ra trường. Hầu như tất cả trường đại học đều sẽ cần sinh viên phải đạt chuẩn ngoại ngữ đầu ra mà trường quy định, vì đây cũng là một hành trang quan trọng giúp các em nâng cao năng lực bản thân và tự tin ứng tuyển việc làm khi ra trường. Và bằng TOEIC chính là tiêu chuẩn thường được sử dụng nhất.
Sinh viên có bắt buộc phải nộp chứng chỉ TOEIC không?
Sau khi tìm hiểu về chuẩn ngoại ngữ đầu ra, thì một số sinh viên cũng thắc mắc rằng mình có bắt buộc phải nộp chứng chỉ TOEIC để được xét tốt nghiệp ra trường không, hay vẫn có thể thay thế bằng các chứng chỉ ngoại ngữ khác, chẳng hạn như IELTS, TOEFL? Điều này sẽ tuỳ thuộc vào quy định của trường mà các em đang theo học, để biết kết quả chính xác nhất, thì sinh viên nên liên hệ phòng đào tạo của trường. Đa phần các trường đại học cũng sẽ thoáng trong phần này, tức là sẽ cho phép sinh viên được quy đổi từ điểm IELTS sang mức điểm tương đương của chứng chỉ TOEIC, để xét chuẩn ngoại ngữ đầu ra. Ngoài ra, cũng có một số trường đưa ra nhiều phương án, nhiều chứng chỉ ngoại ngữ để sinh viên tự do lựa chọn, chứ không bắt buộc phải nộp chứng chỉ TOEIC thì mới ra trường được. Khi đó, sinh viên đại học có thể thoải mái lựa chọn theo học chứng chỉ nào mà mình yêu thích và thấy nó phù hợp nhất với mình.
>> Sinh viên có nên đi luyện thi TOEIC ở trung tâm không?
Mức điểm chuẩn TOEIC cần đạt được để ra trường là bao nhiêu?
Nếu quyết định chọn theo học chứng chỉ TOEIC, thì sinh viên cần nắm được mức điểm chuẩn mà mình cần đạt được để ra trường là bao nhiêu? Tức là các em bắt buộc phải thi được mức điểm bằng hoặc cao hơn, so với chuẩn ngoại ngữ đầu ra của trường, thì mới được tốt nghiệp, còn nếu kết quả thi TOEIC thấp hơn mức điểm chuẩn, thì sinh viên bắt buộc phải học lại, ôn luyện để thi lại cho tới khi đủ điểm. Điều này đã khiến một số sinh viên rơi vào tình trạng mất thời gian thi đi thi lại 2-3 lần mới đạt, dẫn tới việc nộp bằng TOEIC trễ, phải tốt nghiệp ra trường trễ.
Chính vì thế, tốt nhất là sinh viên nên tìm hiểu trước từ khi năm 2, năm 3, xem mức điểm chuẩn TOEIC đầu ra của trường mình là bao nhiêu, rồi tự lên kế hoạch ôn luyện từ sớm, để tới năm 4 thì mình cũng vững kiến thức, đủ khả năng thi 1 lần đủ điểm luôn, đỡ mất thời gian thi đi thi lại. Mức điểm chuẩn TOEIC đầu ra của các trường đại học sẽ khác nhau, tuỳ theo quy định riêng của từng trường, từng ngành, thường sẽ dao động trong khoảng 500 – 650.
Khi xin việc, bằng TOEIC có giúp tăng lợi thế không?
Sau khi nộp bằng TOEIC để ra trường, thì tấm bằng ấy vẫn có giá trị khi xin việc, miễn sao nó vẫn trong thời hạn sử dụng (trong vòng 2 năm). Tức là sinh viên hoàn toàn có thể ghi vào CV xin việc rằng mình đang sở hữu tấm bằng TOEIC ở mức điểm mà mình đã đạt được, chẳng hạn như TOEIC 550, 600, 640, 720, 810,… Mức điểm đạt được càng cao thì càng giúp các em tăng lợi thế cạnh tranh khi ra trường xin việc.
Thông thường, khi thấy sinh viên sở hữu mức điểm TOEIC dưới 650, thì nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bình thường, vì hầu như đây là tiêu chuẩn tối thiểu mà bất kỳ sinh viên nào ra trường cũng cần có. Nếu mức điểm TOEIC của các em đạt được từ 650 – 800, thì sẽ tăng lợi thế hơn một chút, và nếu điểm trên 800 thì quá tuyệt vời, sẽ là ưu điểm cực lớn, giúp CV của các em trở nên ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng, nhất là khi mình ứng tuyển các vị trí công việc yêu cầu ứng viên phải giỏi ngoại ngữ, tự tin sử dụng Tiếng Anh trong công việc. Tất nhiên, chứng chỉ TOEIC chỉ góp phần giúp CV xin việ có thêm điểm cộng, còn sau đó, nhà tuyển dụng vẫn sẽ có thêm những bài test, hoặc có một số câu hỏi phỏng vấn Tiếng Anh để kiểm tra, đánh giá chính xác về năng lực ngoại ngữ của ứng viên.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng vì sao phải nộp bằng TOEIC trước khi ra trường? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên luyện thi TOEIC 500 – 650 -800 bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.