Home Hành trang vào đời 3 Điểm Khác Biệt Giữa Kỹ Năng Mềm & Kỹ Năng Cứng

3 Điểm Khác Biệt Giữa Kỹ Năng Mềm & Kỹ Năng Cứng

by Hoàng Khôi Phạm
3 Điểm Khác Biệt Giữa Kỹ Năng Mềm & Kỹ Năng Cứng

Bạn giỏi chuyên môn, nhưng tại sao vẫn chưa thăng tiến? Chuyện một người có thành công hay không, sự nghiệp có khởi sắc hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả kỹ năng mềm lẫn kỹ năng cứng (kiến thức chuyên môn), thiếu đi 1 trong 2, bạn sẽ gặp nhiều hạn chế, khó khăn trong quá trình làm việc, xử lý công việc. Trước khi bắt tay trau dồi 2 nhóm kỹ năng này để hoàn thiện bản thân, thì bạn phải phân biệt được chúng, dưới đây là 3 điểm khác biệt giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng mà bạn cần lưu ý:

>> 5 kỹ năng mềm giúp bạn tăng cơ hội thành công trong tương lai

1. Cách trau dồi kỹ năng mềm & kỹ năng cứng

Kỹ năng mềm là các kỹ năng như giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, làm việc nhóm, quản lý thời gian, thường được củng cố, trau dồi qua những trải nghiệm thực tế, ai có nhiều trải nghiệm trong việc thuyết trình thì sẽ ngày càng nâng cao kỹ năng thuyết trình hơn, ai có nhiều lần làm việc nhóm thực tế thì sẽ rèn luyện được kỹ năng teamwork tốt hơn. Chẳng hạn như 1 bạn sinh viên năng nổ tham gia CLB, chịu khó đi làm thêm, thì sẽ có nhiều trải nghiệm, được cọ xát nhiều hơn, có môi trường tốt hơn để rèn luyện, phát triển các kỹ năng mềm.

Ngược lại, kỹ năng cứng là những điều thiên về chuyên môn, kiến thức chuyên ngành để tăng khả năng hoàn thành tốt công việc khi đi làm. Để trau dồi kỹ năng cứng, chuyên môn, thì không còn cách nào khác ngoài việc phải đến trường, đi học, lắng nghe giảng, tiếp thu kiến thức, cố gắng hiểu bài, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, vào bài tập, bài tiểu luận,… chứ sẽ khó mà học được thông qua trải nghiệm thực tế như kỹ năng mềm.

2. Cách đo lường, đánh giá kỹ năng mềm và kỹ năng cứng

Điểm khác biệt tiếp theo giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng chính là cách đo lường, đánh giá chúng. Khi đi học, học sinh, sinh viên sẽ dễ dàng biết được mình có nắm vững kiến thức môn học chưa, nắm được bao nhiêu %, thông qua các bài kiểm tra, bài thi, ai điểm cao, điểm 8-9-10 thì được xem là học giỏi, vững kiến thức, còn bạn nào chỉ đạt 5-6 điểm thì phải xem lại, phải ôn lại kiến thức cho vững. Và khi ứng tuyển, phía công ty cũng hoàn toàn có thể đưa ra các bài test, yêu cầu ứng viên làm để kiểm tra, đo lường, đánh giá kiến thức, kỹ năng cứng một cách rõ ràng, chính xác.

Tuy nhiên, kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm thì cách đánh giá, đo lường sẽ khá trừu tượng, khó lòng cho điểm rằng người này giao tiếp ở mức 8 điểm, người kia 5 điểm, mà chỉ có thể ước chừng rằng người này giao tiếp tốt, người kia giao tiếp ở mức khá, người khác chỉ ở mức trung bình. Hoặc cho dù cố gắng cụ thể hoá bằng những bài kiểm tra, những câu hỏi về kỹ năng mềm, thì nó cũng mang tính lý thuyết, khó lòng phản ánh chính xác thực tế rằng 1 người có kỹ năng mềm ở mức bao nhiêu điểm.

>> 5 bất lợi khi sinh viên ra trường không có hard skill

3. Mức độ tác động tới công việc & khả năng thăng tiến

Trong quá trình ứng tuyển, bạn phải trải qua vòng phỏng vấn để nhà tuyển dụng đánh giá năng lực, khi đó, họ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi liên quan tới chuyên môn, tới kiến thức chuyên ngành. Những ai trả lời tốt, đúng trọng tâm kiến thức, sẽ dễ dàng chứng minh với nhà tuyển dụng rằng mình là người có kỹ năng cứng tốt, nắm nhiều kiến thức chuyên ngành để ứng dụng tốt trong công việc, giúp tăng cơ hội được nhận vào làm việc. Mặc dù khi phỏng vấn cũng có 1 số câu về kỹ năng mềm, nhưng nó chỉ mang tính đánh giá thêm, chứ không quyết định quá nhiều tới việc bạn có được nhận vào làm việc hay không.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc kỹ năng cứng quan trọng hơn kỹ năng mềm. Trong quá trình làm việc ở công ty, những ai thành thạo kỹ năng mềm hơn, khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, phối hợp ăn ý với đồng nghiệp khi teamwork, biết cách quản lý thời gian & sắp xếp công việc hợp lý, để tăng khả năng hoàn thành tốt công việc, đúng deadline, thì khả năng cao sẽ lọt vào mắt xanh của cấp trên, được đánh giá cao và tăng cơ hội được tăng lương, thăng tiến trong tương lai. Chẳng hạn như với 2 ứng viên đều nắm vững kiến thức chuyên môn như nhau, đều được nhận vào làm việc, nhưng ai có kỹ năng mềm vượt trội hơn sẽ trở nên nổi bật hơn trong công ty, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không vì thế mà coi trọng kỹ năng mềm hơn kỹ năng cứng, vì ngay từ đầu nếu bạn không vững kiến thức, thiếu hard skill, thì đâu có được nhận vào công ty làm việc, làm gì có cơ hội để show off kỹ năng mềm của bản thân.

Bài viết này đã điểm qua 3 khác biệt giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn trong hành trình rèn luyện, trau dồi thêm nhiều hard skill và soft skill cho bản thân!

>> 4 kỹ năng mềm cần thiết khi làm bên ngành nhân sự

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích