Home Hành trang vào đời 5 Điều Sinh Viên Mới Ra Trường Nên Biết Trước Khi Bước Sang Tuổi 23

5 Điều Sinh Viên Mới Ra Trường Nên Biết Trước Khi Bước Sang Tuổi 23

by Hoàng Khôi Phạm
5 Điều Sinh Viên Mới Ra Trường Nên Biết Trước Khi Bước Sang Tuổi 23

Sinh viên mới ra trường cũng chính là lúc các em bước sang độ tuổi 23, đây là cột mốc đánh dấu rằng các em đã kết thúc giai đoạn học tập trên trường lớp, bắt đầu tiếp xúc với công việc thực tế và tiếp tục học tập trên trường đời. Khi đi làm, các em sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn, nhiều khó khăn, thử thách hơn, điều này đã khiến nhiều bạn bị sốc, chưa kịp chuẩn bị tâm lý. Dưới đây là 5 điều sinh viên mới ra trường nên biết trước khi bước sang tuổi 23 để tránh bị bỡ ngỡ:

>> Điều dại dột nhất của sinh viên khiến ra trường đi làm phải hối hận

1. Sinh viên ra trường đi làm sẽ không giống như đi học

Trước khi bước sang tuổi 23, sinh viên mới ra trường cần biết rằng đi làm sẽ không giống như đi học, mọi chuyện sẽ không còn thoải mái như khi mình đang ngồi trên ghế nhà trường. Đồng ý rằng khi đi học thì sinh viên cũng đau đầu vì chuyện học hành, áp lực chuyện thi cử, nhưng những điều đó hầu như vẫn còn chưa là gì so với khi đi làm sau này, cũng có áp lực, có những điều khiến các em đau đầu, như level sẽ cao hơn, nặng đầu hơn nhiều. Điển hình là việc cúp học, đi học trễ, nhiều khi giảng viên cũng chưa kiểm soát hay trách phạt nặng nề, nhưng khi đi làm thì khác, nếu các em không nghiêm túc, không đảm bảo chuyên cần, thường xuyên đi trễ về sớm, thì sẽ phải đối mặt với việc bị sa thải, vì không doanh nghiệp nào chấp nhận một nhân viên làm việc không nghiêm túc, nhất là khi vừa mới vào công ty đã tạo ấn tượng xấu.

2. Nỗi sợ ra trường thất nghiệp khi bước sang tuổi 23

Khoan nghĩ tới vấn đề đi làm vất vả hơn, áp lực hơn, có không ít sinh viên ra trường luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị thất nghiệp khi bước sang tuổi 23. Tức là các em còn chưa tự tin về năng lực bản thân, hoài nghi rằng mình chưa đủ sức để cạnh tranh trong cuộc đua tuyển dụng, tự thấy rằng mình còn nhiều điều thiếu sót so với các bạn đồng trang lứa, nên sợ sẽ bị thất nghiệp khi ra trường. Hoặc một số sinh viên ra trường chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, ở độ tuổi 23 vẫn đang loay hoay tìm kiếm xem mình thích làm gì, chưa biết mình mạnh ở điểm nào, hứng thú với công việc nào, nên nỗi sợ ra trường thất nghiệp vẫn luôn vây quanh các em. Đó thật sự là khúc mắc khó lòng gỡ rối ngay được, nhất là khi các em còn phải đối mặt với nhiều áp lực vô hình khác ở độ tuổi bước ngoặt cuộc đời này.

>> Sinh viên năm cuối và nỗi sợ ra trường thất nghiệp

3. Trách nhiệm đè nặng trên vai khi ở độ tuổi 23

Khi còn là sinh viên, các em có quyền được ngây thơ, được miễn trách nhiệm trong nhiều trường hợp, vì mọi người xung quanh đều cho rằng các em còn nhỏ, còn chưa trưởng thành, chưa hiểu chuyện, nên cũng không cần phải chịu trách nhiệm quá nhiều với những việc mình làm. Tuy nhiên, khi đã ra trường, đã bước sang độ tuổi 23, thì mặc nhiên các em phải đối mặt với cụm từ “trách nhiệm”, nó sẽ âm thầm đè nặng trên vai, bất kể hành vi, lời nói, cử chỉ nào của mình, thì các em đều phải cân nhắc kỹ lưỡng và sẵn sàng chịu trách nhiệm với chúng. Chẳng hạn như khi đi làm, nếu các em đã chấp nhận công việc được giao, thì cần phải tập trung, cố gắng hoàn thành thật tốt, nếu để xảy ra bất kỳ sai sót nào thì sẽ phải trực tiếp bị cấp trên khiến trách, phải tự chịu trách nhiệm với chúng chứ không ai nhận trách nhiệm thay mình, cũng hiếm có trường hợp các em được du di bỏ qua, không cần phải chịu trách nhiệm như khi còn là sinh viên.

4. Áp lực tài chính, mức lương của sinh viên mới ra trường

Cứ tưởng đi làm là sướng, ai ngờ đâu sinh viên mới ra trường, vừa bước sang tuổi 23 đã phải đối mặt với áp lực tài chính, bài toán chi tiêu mỗi tháng. Nếu như hồi đi học các em còn được nhận trợ cấp từ gia đình, được ba mẹ lo cho tiền ăn học, sinh hoạt, thuê phòng trọ,… thì đến khi ra trường đi làm, các em phải tự bơi, tự loay hoay cân đối chi tiêu, tự quản lý tài chính cá nhân, nếu dư dả thì không sao, còn nếu thiếu hụt thì sẽ cực kỳ đau đầu, mở miệng ra mượn ba mẹ thì ngại, nên đành phải tự xử lý một mình. Rồi càng áp lực hơn khi so sánh thấy mức lương của mình đang thua kém những bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, các em không nên để áp lực tài chính, mức lương đè nặng trên vai, hãy học cách quản lý tài chính, cân đối thu chi, tiêu xài tiết kiệm, đồng thời, nếu thấy mức lương khởi điểm của mình còn thấp, thì hãy cố gắng trau dồi năng lực bản thân, tập trung hoàn thành tốt công việc, duy trì phong độ làm việc ổn định thì sẽ sớm được tăng lương.

>> Mức lương khởi điểm khi sinh viên ra trường năm 2023

5. Tuổi 23 – Đứng giữa ngưỡng cửa còn nhỏ và đã lớn?

Tuổi 23 chính là một cột mốc, là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người, các em không còn là những cô cậu học trò ngây thơ, vô tư vô lo nữa, thay vào đó, mình đã bắt đầu đi làm kiếm tiền, cọ xát với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu nói là mình đã lớn thì cũng chưa chắc, vì thật ra các em cũng chỉ mới bắt đầu làm việc, vẫn còn là những cô cậu em út bé nhỏ trong công ty, cần phải học hỏi, trau dồi thêm nhiều điều để hoàn thiện bản thân thì mới có thể làm tốt công việc được giao. Đứng giữa ngưỡng cửa còn nhỏ và đã lớn, lúc này, những cô cậu tuổi 23 cần phải thật sự vững vàng, cố gắng, nỗ lực hết mình để học hỏi, trau dồi bản thân, cố gắng hoàn thành tốt công việc, để mình nhanh chóng trưởng thành hơn, trong cả tư duy và năng lực, chứ không thể mãi đứng ở ngưỡng giữa như này. Thời gian trôi qua nhanh lắm, nếu như đến tuổi 25, tuổi 30, mà các em vẫn còn loay hoay chưa lớn, chưa đủ trưởng thành, thì đó sẽ là một thiệt thòi và áp lực lớn khi so sánh bản thân với những người bạn đồng trang lứa.

Trên đây là 5 điều sinh viên mới ra trường nên biết trước khi bước sang tuổi 23, bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều điều đang chờ các em trải nghiệm và khám phá trên con đường phía trước. Dù có nhiều khó khăn, thử thách, nhưng hãy luôn vững vàng, mạnh mẽ và tràn đầy quyết tâm, nhiệt huyết nhé. Chúc các em thành công!

>> 5 cách giúp sinh viên tự tin, năng động, trưởng thành hơn

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích