Sinh viên năm cuối thường sẽ dễ bị tress vì có rất nhiều áp lực vây quanh, từ chuyện học hành, thi cử, điểm số, cho tới định hướng nghề nghiệp, công việc tương lai và cả nỗi sợ ra trường thất nghiệp. Đau đầu nhất chính là chuyện thất nghiệp, các em bị ám ảnh rằng lỡ ra trường rải CV, đi phỏng vấn quá trời mà không được nhận thì phải làm sao?
>> Dốt Tiếng Anh có sao không, có bị thất nghiệp không?
Vì sao sinh viên năm cuối sợ ra trường thất nghiệp?
Sinh viên năm cuối chưa từng có kinh nghiệm ứng tuyển, chưa bao giờ đi phỏng vấn công ty, nên các em thường sẽ có nỗi sợ ra trường thất nghiệp. Đó là điều dễ hiểu, vì những gì mình chưa từng làm, chưa có kinh nghiệm, thì tất nhiên sẽ luôn tồn tại nỗi sợ rằng lỡ mình không làm được, sợ mình bị thất bại. Bên cạnh đó, chuyện ra trường tìm việc làm cũng là điều cực kỳ trọng đại, chứ đâu phải chuyện đùa, bất kỳ sinh viên nào dù đang ngồi trên ghế nhà trường cũng đều nhận thức rõ tầm quan trọng của điều đó. Khi đối diện với một chuyện càng quan trọng, thì chúng ta sẽ càng có xu hướng lo lắng, áp lực nhiều hơn, nên nỗi sợ ra trường thất nghiệp sẽ luôn vây quanh và ám ảnh sinh viên năm cuối.
Ngoài ra, một phần áp lực cũng đến từ phía các em, tức là một bộ phận sinh viên năm cuối tự nhận thức được rằng năng lực bản thân còn yếu kém, sắp ra trường mà chưa nắm vững kiến thức chuyên ngành, đã lỡ học hành chểnh mảng, mà lại còn chưa trau dồi thêm các kỹ năng mềm liên quan tới công việc, nên lại càng sợ chuyện ra trường thất nghiệp.
Tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp có cao không?
Tiếp theo, chúng ta sẽ nhìn vào thực tế xem tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp có cao không, để tránh việc trầm trọng hoá vấn đề rồi lại tự làm bản thân lo sợ nhiều hơn. Thật ra, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp hiện nay chỉ tầm 5% – 10%, một con số không quá cao, nhưng cũng đủ để khiến một bộ phận sinh viên năm cuối hoang mang, vì các em nhẩm tính rằng, trong số 100 sinh viên ra trường, thì sẽ có 5-10 bạn thất nghiệp, rải CV mãi mà không tìm được việc làm.
Tuy nhiên, các em không nên để điều đó khiến mình quá hoang mang, lo lắng, đến nỗi không thể tập trung học hành, nhất là trong giai đoạn mình đang là sinh viên năm cuối, phải tập trung cao độ để nắm vững kiến thức chuyên ngành, vì năm cuối sẽ cung cấp những kiến thức rất quan trọng, liên quan mật thiết tới công việc sau này. Ngoài ra, để giảm bớt nỗi sợ ra trường thất nghiệp, thì sinh viên năm cuối có thể tìm hiểu những nguyên nhân vì sao sinh viên ra trường không tìm được việc làm, để mình tự biết cách phòng tránh và rút kinh nghiệm cho bản thân.
>> 4 sai lầm tai hại khiến sinh viên ra trường thất nghiệp
Vì sao sinh viên ra trường không tìm được việc làm?
Có rất nhiều lý do khác nhau khiến sinh viên ra trường không tìm được việc làm, nhưng chủ yếu sẽ xoay quanh 3 nguyên nhân chính sau đây. Đầu tiên, đó là năng lực của các em còn chưa tốt, ra trường mà chưa nắm vững kiến thức chuyên ngành, cũng chẳng thành thạo các kỹ năng mềm liên quan tới công việc, nên sẽ khó lòng nhận được cái gật đầu đồng ý của nhà tuyển dụng, khiến mình rải CV, đi phỏng vẫn mãi mà vẫn không tìm được việc làm.
Nguyên nhân tiếp theo là vì các em chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tốt nghiệp ra trường mà cứ loay hoay apply đủ loại công việc khác nhau, chứ chưa xác định được thế mạnh của mình là gì, mình thích làm gì, mình có khả năng trúng tuyển hay không. Hoặc cũng có trường hợp sinh viên không hợp với ngành học, nên quyết định ra trường tìm việc trái ngành, nhưng lại chưa chuẩn bị đủ kiến thức, kỹ năng cho vị trí ấy, nên apply quá trời mà vẫn không tìm được việc làm.
Nguyên nhân thứ 3 chính là vì các em chưa có sự tìm hiểu kỹ lưỡng về công việc, nên apply những vị trí không phù hợp với sinh viên mới ra trường, vượt quá năng lực của bản thân. Trường hợp này thường sẽ rơi vào những bạn có học lực giỏi, các em đánh giá quá cao bản thân, nên cứ nhắm mắt ứng tuyển đại những vị trí có mức lương khởi điểm cao, mà vô tình chưa kiểm tra kỹ yêu cầu ứng viên, tới khi liên tục bị trượt thì mới phát hiện ra là vì năng lực bản thân mình chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, tự nhiên mới ra trường mà apply các công việc 2-3 năm kinh nghiệm.
Sinh viên cần làm gì để gạt bỏ nỗi sợ ra trường thất nghiệp?
Tất nhiên, sinh viên nên sợ ra trường thất nghiệp, để các em cố gắng học tốt hơn, nghiêm túc hơn, tránh việc hời hợt, không sợ gì hết, rồi học hành chểnh mảng. Tuy nhiên, các em không nên để nỗi sợ ấy lấn át tâm trí đến mức mình bị ám ảnh, hoang mang về tương lai, tự ti về năng lực bản thân. Vậy sinh viên cần làm gì để gạt bỏ nỗi sợ ra trường thất nghiệp?
Đầu tiên, các em phải tự nhìn lại bản thân xem năng lực của mình đang ở đâu, còn thiếu sót ở những điểm nào, có những gì mà công việc tương lai yêu cầu nhưng mình còn chưa vững? Sau đó, hãy lên kế hoạch để lần lượt trau dồi, khắc phục từng điểm thiếu sót ấy, để dần hoàn thiện năng lực bản thân, tăng cơ hội việc làm cho chính mình trong tương lai. Bên cạnh đó, nếu còn mơ hồ về tương lai, chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thì các em cần dành thời gian tìm hiểu về các công việc mà mình đang có hứng thú, xác định kỹ xem mình muốn theo đuổi công việc nào, rồi từ đó dần hoàn thiện bản thân theo yêu cầu của công việc đó. Ngoài ra, các em cần vững tin rằng chỉ cần mình có cố gắng, đủ quyết tâm, nỗ lực và nghiêm túc hoàn thiện bản thân, thì chẳng có gì phải sợ vấn đề ra trường thất nghiệp cả.
Bài viết này đã giúp sinh viên năm cuối hình dung rõ hơn về nỗi sợ thất nghiệp khi ra trường, đồng thời, đưa ra gợi ý giúp các em gạt bỏ nỗi sợ ấy. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Không lo thất nghiệp khi ra trường nếu có những hành trang này
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.