Home Học tậpHọc hành, thi cử 7 Lý Do Khiến Sinh Viên Bị Điểm Kém Ở Đại Học

7 Lý Do Khiến Sinh Viên Bị Điểm Kém Ở Đại Học

by Hoàng Khôi Phạm
7 Lý Do Khiến Sinh Viên Bị Điểm Kém Ở Đại Học

Khi còn là sinh viên năm nhất, mới bước chân vào giảng đường đại học, các em đều rất tự hào và kỳ vọng rằng mình sẽ trải qua 4 năm đại học thật thuận lợi, đạt kết quả học tập thật tốt. Nhưng thực tế lại không đơn giản như thế, trước khi tốt nghiệp ra trường, bắt buộc các em phải vượt qua tất cả môn học, không bị nợ môn và cố gắng để mình không bị điểm kém. Thật vậy, bị điểm kém ở đại học là điều không sinh viên nào mong muốn. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời điểm qua 7 lý do khiến sinh viên bị điểm kém ở đại học, để mình cùng khắc phục và đạt kết quả học tập tốt nhé!

1. Không tập trung nghe giảng

Không tập trung nghe giảng là lý do khiến sinh viên bị điểm kém ở đại học, vì không nghe giảng thì làm sao mà hiểu bài, không hiểu bài thì làm sao mà hoàn thành tốt bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ? Thế mà vẫn có không ít sinh viên mắc phải thói quen xấu này, vào lớp mà không tập trung nghe giảng, loay hoay làm việc riêng như ăn vụng, nói chuyện, thậm chí là ngủ gục trong giờ học… dẫn tới hậu quả không mong muốn chính là bị điểm kém, hoặc thậm chí nhiều bạn còn bị rớt môn, phải mất thời gian và mất tiền để học lại nữa.

>> Vì sao chăm chỉ học tập nhưng kết quả học tập không tốt?

2. Lười làm bài tập nên bị điểm kém

Không phải ngẫu nhiên mà giảng viên đều yêu cầu sinh viên phải làm bài tập về nhà đâu. Làm bài tập là cơ hội để các em thực hành, ứng dụng các kiến thức lý thuyết đã học, để giúp các em hiểu rõ và ghi nhớ lâu nội dung bài học. Còn nếu như sinh viên lười làm bài tập, hoặc là mượn vở bạn để chép lại bài giải một cách đối phó, thì sẽ chẳng có kiến thức nào đọng lại trong đầu của các em. Nhất là với các môn tính toán, phải ghi nhớ rất nhiều công thức, và phải hiểu bài để biết được trường hợp nào sẽ áp dụng công thức nào, nếu như lười làm bài tập thì chắc chắn các em sẽ bị rối khi đọc đề thi, rồi áp dụng sai công thức, dẫn đến sai lệch kết quả và bị điểm kém.

3. Học vẹt nên bị điểm kém

Điểm số ở đại học sẽ phản ánh lượng kiến thức chuyên ngành mà các em đã nắm được, mình càng vững kiến thức thì càng dễ đạt điểm số cao. Ngược lại, nếu sinh viên học vẹt, học thuộc lòng mà chưa nắm vững được bản chất kiến thức, thì sẽ chẳng bao giờ nhớ đúng, nhớ lâu được, sẽ dễ bị nhầm lẫn kiến thức, hoặc bị “quên ngang”, dẫn đến việc làm không tốt bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ, hậu quả là sẽ phải nhận những con điểm kém và khả năng sẽ bị rớt môn.

4. Học tủ – Nắm chắc điểm kém trong tay

Đại học không phải một trò chơi may rủi. Là sinh viên, các em đừng bao giờ phó thác điểm số của mình cho số phận, đừng bao giờ học tủ rồi hy vọng đề kiểm tra, đề thi sẽ ra trúng ngay phần mình đã học. Các em có thể may mắn trúng tủ 1 lần, nhưng sẽ không thể may mắn mãi được. Khi học tủ, sinh viên sẽ nắm chắc điểm kém trong tay, vì khả năng lệch tủ rất cao. Ngoài ra, khi học tủ thì các em sẽ bị hổng kiến thức, không nắm rõ các nội dung mà mình chưa học, dẫn đến sau này đi làm sẽ loay hoay khó lòng thích nghi và hoàn thành tốt công việc.

5. Phụ thuộc vào bạn cùng nhóm

Ở đại học, giảng viên sẽ thường xuyên chia nhóm để sinh viên cùng nhau làm thuyết trình nhóm, tiểu luận nhóm. Mọi chuyện sẽ cực kỳ tốt đẹp nếu như tất cả thành viên trong nhóm đều tích cực hoạt động, đóng góp cho bài làm chung của nhóm. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp một số sinh viên phụ thuộc vào bạn cùng nhóm, hoặc để 1-2 bạn gánh team, còn mình thì chưa chú trọng vào bài làm của nhóm. Điều này sẽ dẫn tới việc các em chưa nắm vững bài học, rồi đến khi bước vào phòng thi học kỳ thì sao, đâu ai làm bài giùm mình, rồi cuối cùng lại bị điểm kém.

6. Không nắm rõ nội dung ôn thi

Trước khi thi cuối kỳ, giảng viên sẽ thống nhất lại nội dung ôn tập, dặn dò những nội dung quan trọng để sinh viên dựa vào đó ôn thi sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên thiếu tập trung, không lắng nghe và ghi chú những nội dung ôn thi này, dẫn tới việc ôn thi lung tung, chưa chú trọng vào những nội dung quan trọng. Điều này dẫn đến hậu quả là dù các em có dành thời gian để ôn tập trước kỳ thi, nhưng lại chưa học kỹ các nội dung chính, rồi khi vào phòng thi lại loay hoay và đạt kết quả chưa tốt, điểm số không như mong muốn.

7. “Ẩu” khi làm bài kiểm tra, bài thi

Sẽ rất buồn nếu như trong suốt quá trình học các em cực kỳ nghiêm túc, tập trung, cố gắng học tập, nhưng tới lúc làm bài kiểm tra, làm bài thi lại bị điểm kém, chỉ vì ẩu, vì thiếu cẩn thận, vì đọc chưa kỹ đề… Không ít trường hợp sinh viên hiểu bài, biết công thức, biết câu trả lời, nhưng vì thiếu cẩn thận nên phải nhận lại điểm số không tốt, thậm chí là bị điểm dưới trung bình. Chính vì thế, các em cần phải cực kỳ tỉnh táo và cẩn thận khi làm bài kiểm tra, bài thi, tốt nhất là nên dò kỹ lại sau khi làm bài, để mình có thể đạt kết quả tốt nhé.

Trên đây là 7 lý do khiến sinh viên bị điểm kém ở đại học, nếu các em đang có một hoặc một số lý do này, thì hãy cố gắng khắc phục càng sớm càng tốt, để mình không bị điểm kém một các oan uổng và có kết quả học tập tốt hơn trong tương lai nhé. Chúc các em học tốt!

>> Ôn thi học kỳ như thế nào để đạt điểm tốt?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích