Chủ động là một điều tốt, là một tín hiệu tích cực giúp bạn có nhiều cơ hội để học hỏi, trau dồi, phát triển bản thân. Tuỳ theo tình huống và mức độ chủ động, mà bản thân mỗi người sẽ gặt hái được những kết quả tốt, mang về nhiều thành tựu, thành tích tốt cho mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được như thế, có không ít người vẫn còn tâm lý thụ động, ngồi yên chờ điều gì tới thì tới, chứ không có sự chuẩn bị và xung phong đối đầu trước. Hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu xem thụ động là gì, sự thiếu chủ động ấy sẽ tiềm ẩn những hậu quả khôn lường nào?
>> Kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc và chủ động làm việc
Thụ động là gì?
Thụ động là trường hợp ngồi yên, chờ bản thân được điều gì đó tác động tới thì mới bắt tay vào làm, mới bắt đầu tìm cách xử lý, chứ không chủ động lường trước vấn đề và dự trù trước các phương án xử lý. Thụ động vốn dĩ là điều nằm trong bản chất, tư duy và hành vi của mỗi người, chính vì thế, nếu không được khắc phục thì nó sẽ luôn tồn tại, khiến bạn trở thành người thụ động mọi lúc, mọi nơi, trong mọi trường hợp, và tất nhiên đó là một điều không mấy tích cực, tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường. Sau khi tìm hiểu thụ động là gì, chúng ta sẽ điểm qua những biểu hiện của người thụ động.
Những biểu hiện của người thụ động
Có rất nhiều dấu hiệu khác nhau để nhận biết một người thụ động, nhưng thường sẽ xoay quanh các biểu hiện sau:
- Lười biếng, không chịu chủ động trong học tập, làm việc;
- Khi có vấn đề gì đó xuất hiện, thường sẽ chờ coi có ai xử lý trước không;
- Khi có điều gì thắc mắc, thì cũng để đó, không chủ động hỏi để làm rõ vấn đề;
- Thường ngồi im, không đóng góp ý kiến khi thảo luận nhóm, bị động khi teamwork;
- Gặp chuyện khó khăn chẳng chịu động não suy nghĩ, mà nhờ người khác liền;
- Luôn ở trong vùng an toàn, không đối mặt với những điều mới, không thích khám phá;
- Trốn tránh các việc khó, không xung phong hay tiên phong trong bất kỳ công việc nào;
- Chờ nước tới chân mới nhảy, còn nếu không có gì gấp thì cũng bình thản, để từ từ;
- Ngại đụng chạm, có bất đồng nhưng im lặng, không nên lên quan điểm của mình…
Nếu bản thân bạn đang tồn tại 2-3 biểu hiện nêu trên, thì khả năng cao rằng bạn đang là một người bị động, thiếu chủ động, và điều đó sẽ tiềm ẩn nhiều hậu quả khôn lường trong học tập và công việc.
>> 3 cách giúp sinh viên chủ động làm quen với bạn bè ở đại học
Tác hại khi thiếu chủ động trong học tập
Nếu đang là học sinh, sinh viên, việc thiếu chủ động trong học tập sẽ khiến các em mang về kết quả học tập không tốt. Vì bị động, thiếu chủ động thường sẽ kéo theo việc lười biếng, không chịu tập trung nghe giảng, không chủ động học bài, ôn bài, làm bài tập về nhà, như thế thì làm sao mà nắm vững kiến thức, nhiều khi đi học xong lại chẳng có gì đọng lại trong đầu, hoặc nhớ được ý này ý kia, nhưng không nắm rõ bản chất, nên dễ bị nhầm lẫn các kiến thức với nhau, kéo theo việc học hành sa sút, bị điểm kém, thậm chí có thể phải đối mặt với rủi ro bị rớt môn. Nếu thấy bản thân mình đang bị thụ động, thiếu chủ động trong học tập, thì sinh viên nên nhanh chóng khắc phục, vừa giúp mình học tốt hơn, nắm vững kiến thức hơn, vừa tránh những tác động xấu trong tương lai khi vẫn tiếp diễn điều này trong công việc.
Hậu quả khôn lường khi thụ động trong công việc
Đi làm chắc chắn sẽ là thử thách khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với khi còn đi học. Lúc này, bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm với bất kỳ công việc nào mà mình đang đảm nhiệm, tức là nếu để xảy ra sai sót trong công việc, gây ra thiệt hại cho công ty, thì bạn sẽ tự chịu trách nhiệm, tự tìm cách khắc phục, xử lý. Thông thường, chính sự bị động, thiếu chủ động trong công việc sẽ kéo theo kết quả làm việc không tốt, tiềm ẩn nguy cơ mắc lỗi, sai sót khi làm việc, và những hậu quả nó sẽ không chỉ dừng lại ở những điều được liệt kê ở trên, mà có thể sẽ kéo theo rất nhiều hậu quả khôn lường khác, vừa ảnh hưởng xấu tới kết quả làm việc, tới tiền lương, vừa cản trở cơ hội được thăng tiến trong tương lai. Điều này sẽ càng thể hiện rõ hơn khi hiện tại, đa số sinh viên mới ra trường đều có tính chủ động rất cao, cạnh tranh gay gắt trong quá trình làm việc, nếu bạn vẫn không chịu thay đổi, vẫn giữ nguyên sự bị động trong công việc, thì tất nhiên bạn sẽ trở nên mờ nhạt trong công ty, khó lòng cạnh tranh với những bạn trẻ chủ động, tràn đầy nhiệt huyết, và điều này kéo dài sẽ khiến bạn dậm chân tại chỗ, đi làm lâu năm mà không được thăng tiến, thậm chí có thể phải đối mặt với nguy cơ bị sa thải, mất việc.
>> Trả lời phỏng vấn: Bạn có phải người chủ động làm việc không?
Làm sao để trở thành người chủ động hơn?
Sau khi đã lường trước những rủi ro của việc bị động, thiếu chủ động trong học tập và công việc, thì chắc hẳn rằng chẳng ai muốn những điều đó sẽ xảy ra với mình. Tất nhiên, để thay đổi tình thế, chuyển tương lai thành một viễn cảnh tốt đẹp hơn, thì bắt buộc bạn phải hành động, phải chuyển mình, thay đổi bản thân để trở thành một người chủ động hơn, hoạt bát hơn. Vậy phải làm sao, phải bắt đầu thay đổi từ đâu?
Đầu tiên, bạn phải xác định rằng mình cần bước ra khỏi vùng an toàn, phải sẵn sàng chủ động đương đầu với những khó khăn, thử thách, thậm chí là tiên phong làm những điều mà mình chưa từng làm, chưa từng đối mặt. Tất nhiên, điều này sẽ khiến bạn có tâm lý hoang mang, lo lắng, nhưng đây là điều nên làm, bạn cần phải thử thách bản thân thì mới trưởng thành hơn, mới phát triển năng lực bản thân nhiều hơn. Đừng sợ thất bại, vì thất bại là mẹ thành công, điều quan trọng là bạn rút ra được gì sau những lần thất bại ấy, và quan trọng hơn là bạn đã dần thay đổi, trở thành một người chủ động hơn, mạnh dạn đối mặt với thử thách, chứ không còn tâm lý bị động, thiếu chủ động như trước.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện cho mình sự siêng năng, chăm chỉ, chủ động học hỏi, tiếp thu kiến thức, chủ động làm việc vì điều đó sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm, tích luỹ được nhiều bài học kinh nghiệm hữu ích, chứ đừng để mình bị mắc kẹt trong cảm giác chây lười, thích ngồi yên chờ điều gì tới thì tới, chứ không chủ động học, chủ động làm. Thật vậy, những ai chủ động trong học tập và làm việc sẽ đều tích luỹ thêm được nhiều hành trang hữu ích, giúp nâng cao năng lực bản thân, bạn hãy lấy điều đó làm động lực để tự động viên bản thân, cố gắng chủ động hơn nhé
Bài viết này đã giúp bạn hiểu được thụ động là gì, nếu thiếu chủ động trong học tập và làm việc thì sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường nào, đồng thời, gợi ý một số giải pháp giúp bạn trở thành người chủ động hơn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Hãy hành động chứ đừng nói suông, đừng hứa hẹn
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.