Đi làm thêm là điều hoàn toàn bình thường và quen thuộc đối với sinh viên đại học, các em thường lựa chọn đi làm part time để tích luỹ kinh nghiệm làm việc, và kiếm thêm thu nhập trang trải phần nào chi tiêu mỗi tháng. Tất nhiên, các em cũng sẽ cân đối đi làm thêm với tần suất vừa phải, hoặc khi gần ngày thi học kỳ, gần tới các năm học cuối, thì nhiều sinh viên cũng tạm dừng, không đi làm thêm, để tập trung học hành, ôn thi cho hiệu quả. Thế nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên không ít sinh viên luôn mặc định rằng mình phải đi làm thêm, vừa học vừa làm suốt 4 năm đại học, liệu điều đó có khả thi không, và cần lưu ý gì để vẫn giữ kết quả học tập tốt?
>> 5 rủi ro sinh viên có thể đối mặt khi đi làm thêm part time
Áp lực và thách thức khi sinh viên đi làm thêm nhiều
Đi làm thêm vốn dĩ còn được gọi là làm part time, làm việc bán thời gian, tức là chỉ làm tầm 4-6 tiếng/ngày, và thường sẽ làm cách ngày, chứ không nhất thiết ngày nào cũng phải đi làm như full time. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên đi làm part time sẽ chỉ dành một phần quỹ thời gian của mình thôi, chứ không phải đi làm thêm quá nhiều, để tránh ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ chi phí để trang trải việc học và sinh hoạt phí hàng tháng, nên một số sinh viên đã mặc định rằng mình phải đi làm thêm nhiều thời gian hơn, có bạn còn làm nhiều như full time luôn, để kiếm được nhiều tiền hơn. Đây hầu như là giải pháp duy nhất mà các em phải thực hiện để phụ giúp tài chính cho ba mẹ, và tránh để việc học của mình bị gián đoạn vì không đủ tiền đóng học phí.
Khi đó, sinh viên phải đối mặt với nhiều áp lực, thách thức hơn so với các bạn khác, tức là thay vì mình chỉ cần tập trung cho chuyện học, dành một ít thời gian đi làm part time cho biết, thì lúc này mình lại phải phân bổ rất nhiều thời gian để đi làm thêm, nếu không biết cách cân đối thì sẽ dễ bị stress, quá tải, đuối sức, vừa ảnh hưởng xấu tới tinh thần, vừa gây suy kiệt cho thể chất. Song song đó, sinh viên đi làm thêm nhiều cũng sẽ đối mặt với thách thức tiêu cực tới kết quả học tập, có thể chuyện học hành sẽ bị sa sút vì mình bận đi làm thêm nhiều quá, không cân đối được chuyện vừa học vừa làm. Ngoài ra, khi đi làm thêm nhiều, sinh viên cũng sẽ dễ bị cám dỗ bởi chuyện đi làm kiếm tiền, càng đi làm nhiều, các em sẽ dễ bị cuốn theo vòng xoáy của đồng tiền, dễ có suy nghĩ chán nản chuyện học, quan niệm sai lầm rằng học hành là vô bổ, không cần thiết, mình chưa tốt nghiệp mà cũng kiếm tiền được. Hãy tỉnh táo, đừng để đồng tiền thao túng tâm lý.
Vừa học vừa làm suốt 4 năm đại học có khả thi không?
Quay trở lại với câu hỏi được nêu ra ở đầu bài viết, liệu sinh viên vừa học vừa làm suốt 4 năm đại học có khả thi không? Nếu tình thế bắt buộc, rằng tài chính gia đình của các em quá khó khăn, khó lòng trang trải đủ học phí, thì chắc chắn sinh viên phải vừa học vừa làm suốt 4 năm đại học. Với các bạn có khả năng học hỏi tốt, thì có thể săn học bổng để san sẻ phần nào gánh nặng học phí, nhưng không phải sinh viên nào cũng làm được điều đó, nên đa số các em sẽ chọn phương án đi làm thêm, vừa học vừa làm để kiếm thêm thu nhập. Khi nó đã là lựa chọn gần như duy nhất, thì cho dù có khó khăn thế nào, thì các em cũng phải cố gắng làm cho nó trở nên khả thi, tức là chuyện khả thi hay không sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng, quyết tâm và bản lĩnh của mỗi người.
Để tăng tính khả thi của phương án vừa học vừa làm, thì sinh viên cần có những nỗ lực, những hành động cụ thể giúp mình có thể duy trì điều này suốt 4 năm đại học, không nản chí, bỏ cuộc giữa chừng, cố gắng cân bằng để hoàn thành trọn vẹn cả chuyện kiếm tiền lẫn học tập. Còn nếu các em không có phương án, không có kế hoạch thực hiện cụ thể từ đầu, mà thả trôi để mọi chuyện tới đâu thì tới, không focus để tối ưu hoá, thì khả năng cao rằng kết quả cuối cùng sẽ khá tệ, khiến mọi chuyện rối tung lên, không được như mong muốn. Vậy làm thế nào để sinh viên vừa học vừa làm để trang trải học phí 4 năm đại học, mà vẫn cân đối để giữ kết quả học tập tốt?
>> Càng học càng không ổn, còn 1 năm cuối phải làm sao?
Vừa học vừa làm, cân đối thế nào để giữ kết quả học tập tốt?
Khi vừa học vừa làm, sinh viên phải có kỹ năng quản lý thời gian tốt, thì mới có thể giữ kết quả học tập tốt. Mỗi ngày có 24 tiếng, trừ thời gian nghỉ ngơi, sinh hoạt cá nhân, và một số hoạt động thường ngày khác, thì sinh viên thường sẽ có tối đa 12 tiếng cho chuyện học hành và đi làm thêm. Bài toán đặt ra là các em sẽ quản lý thời gian thế nào cho tối ưu, tránh để lãng phí thời gian cho những chuyện không cần thiết, và tránh trường hợp phân bổ thời gian học tập và đi làm thêm không hợp lý, khiến bản thân mình vừa mệt, vừa rối, vừa không cân bằng được cả 2 chuyện.
Để làm tốt điều này, sinh viên có thể thử lập thời gian biểu học tập/đi làm thêm hàng tuần, đảm bảo phân bổ thời gian sao cho hợp lý, rằng hôm nay mình sẽ học trên trường lúc nào, đi làm thêm lúc nào, thời gian nào sẽ ôn bài, làm bài tập, học nhóm cùng bạn bè, và cụ thể hơn rằng mình sẽ học môn nào, ôn bài môn nào, phần nào khó, phức tạp, cần nhiều thời gian thì hãy linh động phân bổ thời lượng nhiều hơn, để mình học cho hiệu quả, nắm vững kiến thức, chứ đừng học một cách đại khái theo kiểu nhanh gọn, mì ăn liền. Đồng thời, đừng quên phân chia thời gian cho việc đi làm thêm, xếp lịch đi làm part time sao cho phù hợp với quỹ thời gian cá nhân, mà vừa cân đối cho phù hợp với công việc, và ghi nhớ đúng lịch, đi làm đúng ca, tránh để bị tẩu hoả nhập ma, đi làm nhầm giờ, có khi tới ca làm mà lại không có mặt. Nếu chưa biết cách sắp xếp thời gian biểu sao cho tối ưu, sinh viên có thể tham khảo hướng dẫn tại đây.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng vừa học vừa làm suốt 4 năm đại học có khả thi không, cân đối thế nào để giữ kết quả học tập tốt? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.