Học đi đôi với hành vẫn luôn là phương châm quan trọng mà sinh viên đại học cần ghi nhớ. Khi được học, được tiếp xúc với các kiến thức chuyên ngành, sau khi lắng nghe giảng để hiểu bài, thì sinh viên cần chủ động tìm hiểu thêm các ví dụ thực tiễn, để mình hình dung rõ hơn và biết cách ứng dụng kiến thức vào thực tế. Song song đó, nhà trường cũng sẽ tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội thực hành kiến thức đã học thông qua học kỳ doanh nghiệp. Vậy học kỳ doanh nghiệp là gì, có khó không, sinh viên cần lưu ý gì để vượt qua thuận lợi?
>> Thực tập kéo dài mấy tháng, sau bao lâu xin được dấu mộc?
Học kỳ doanh nghiệp là gì?
Học kỳ doanh nghiệp là học kỳ mà sinh viên sẽ được trải nghiệm công việc thực tế tại các công ty, doanh nghiệp, trực tiếp phụ trách thực hiện các đầu việc liên quan tới chuyên ngành, chuyên môn mà mình đang theo học, dưới hình thức đi thực tập. Tức là sinh viên phải chủ động tìm kiếm thông tin tuyển thực tập sinh, đúng chuyên ngành, rồi tự chuẩn bị CV để apply, chuẩn bị kỹ lưỡng để thể hiện tốt trong vòng phỏng vấn, giúp tăng cơ hội được công ty nhận vào thực tập. Rồi khi vào công ty thực tập, sinh viên sẽ lần lượt đối mặt với nhiều thử thách, vấn đề khó khăn phát sinh trong công việc, tìm cách xử lý dưới sự hướng dẫn của các anh chị trong công ty, và đó sẽ là những bài học thực tiễn vô giá, giúp ích cho các em rất nhiều khi ra trường đi làm sau này. Tất nhiên, song song đó, sinh viên cũng cần phải hoàn thành khoá luận tốt nghiệp trong học kỳ doanh nghiệp để tính điểm, và phần này sẽ tác động nhiều tới xếp loại học lực của các em.
Học kỳ doanh nghiệp có khó không?
Sau khi hiểu rõ học kỳ doanh nghiệp là gì, thì nhiều sinh viên sẽ tiếp tục thắc mắc rằng học kỳ doanh nghiệp có khó không, để mình còn biết đường đầu tư thời gian, công sức cho hợp lý, nhằm mang lại kết quả tốt nhất có thể. Nếu hỏi ngẫu nhiên 10 sinh viên mới ra trường, thì cũng sẽ có tới 7-8 bạn đánh giá rằng đây thật sự là một thử thách khó khăn, phức tạp. Học kỳ doanh nghiệp thường sẽ được tổ chức vào học kỳ cuối cùng, trước khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, đây giống như là một thử thách “trùm cuối” trước khi sinh viên hoàn thành chương trình đại học, và tất nhiên đã là “trùm cuối” thì nó sẽ không hề đơn giản, đòi hỏi sinh viên phải cực kỳ tập trung, đầu tư nhiều thời gian, công sức và chất xám thì mới có khả năng hoàn thành tốt. Để hình dung rõ hơn về độ khó của học kỳ doanh nghiệp, trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem sinh viên sẽ cần làm những gì trong học kỳ doanh nghiệp?
>> 5 sai lầm phổ biến khi sinh viên đi thực tập gây hậu quả khôn lường
Sinh viên sẽ làm những gì trong học kỳ doanh nghiệp?
Đầu tiên, các em sẽ phải đối diện với thử thách tìm chỗ thực tập, đảm bảo đúng chuyên ngành và mình phải có thể hiện tốt trong các vòng ứng tuyển thì mới được công ty nhận vào thực tập, và tất nhiên với những bạn sinh viên chưa từng ứng tuyển việc làm, thì đây thật sự là một thử thách khó với các em.
Tiếp theo, khi bước chân vào công ty thực tập, tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, với nhiều quy định, quy trình làm việc phức tạp, bất kỳ lỗi sai nào cũng đều phải tự chịu trách nhiệm, thì tất nhiên các em sẽ cảm thấy cực kỳ áp lực, nếu không vững tâm lý sẽ dễ bị stress. Đồng thời, đây cũng là lúc các em phải cố gắng hoàn thành tốt công việc, để cuối kỳ thực tập còn được đánh giá tốt, và phải chú ý quan sát, tìm kiếm thông tin, dữ liệu phù hợp để làm khoá luận tốt nghiệp. Và bài khoá luận này thật sự cũng là một thử thách khó, đòi hỏi sinh viên phải vừa nắm vững kiến thức chuyên ngành, vừa biết cách ứng dụng chúng vào tình hình công việc thực tế khi đi thực tập, để mang lại một số đề xuất giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp, khi bắt tay vào làm thì các em sẽ hình dung được rằng nó khó như thế nào?
Cần lưu ý gì để thuận lợi vượt qua học kỳ doanh nghiệp?
Sau khi hiểu rõ học kỳ doanh nghiệp là gì, hình dung được rằng nó khó như thế nào, thì tất nhiên sinh viên đang cực kỳ nôn nóng muốn biết rằng mình cần lưu ý những gì để thuận lợi vượt qua học kỳ doanh nghiệp? Đối với việc tìm kiếm chỗ thực tập, sinh viên có thể tham khảo tại các website tìm việc làm uy tín, search đúng các công việc liên quan tới chuyên ngành, đọc kỹ mô tả công việc xem có phù hợp với mình không, sau đó, hãy chuẩn bị CV ứng tuyển sao cho chỉn chu, nêu bật những điểm mạnh của bản thân, rồi khi đi phỏng vấn hãy cố gắng trả lời lưu loát, cho nhà tuyển dụng thấy mình là người ham học hỏi, là ứng viên phù hợp với vị trí thực tập sinh mà họ đang tuyển dụng.
Đối với việc làm khoá luận tốt nghiệp, sinh viên cần phải xác định trước rằng đây là một thử thách quan trọng, tác động rất lớn tới điểm trung bình tích luỹ và ảnh hưởng trực tiếp tới xếp loại tốt nghiệp khi ra trường của mình, các em nhất định phải nghiêm túc, tập trung và nỗ lực hết mình để hoàn thành thật tốt. Từ khâu chọn đề tài, thu thập thông tin, chắt lọc cơ sở lý thuyết, cho tới việc phân tích, tìm ra luận điểm, triển khai dẫn chứng, tìm ra giải pháp tối ưu,… cho tới việc trình bày khoá luận tốt nghiệp sao cho chỉn chu, chuyên nghiệp, đều cần được chú trọng kỹ lưỡng, không được làm một cách hời hợt, đại khái, và tất nhiên cũng phải hạn chế cố gắng không để xảy ra bất kỳ lỗi sai nào.
Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn rằng học kỳ doanh nghiệp là gì, có khó không, sinh viên cần lưu ý gì để thuận lợi vượt qua? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> 5 lý do khiến khoá luận tốt nghiệp bị trừ điểm
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.