Chúng ta thường nghe nhắc nhiều về cụm từ giá trị bản thân, nhưng không phải ai cũng hiểu đúng nghĩa của nó, thậm chí có những người hiểu sai hoặc chưa đánh giá đúng khả năng của mình, kiểu như tự đánh giá quá cao hoặc quá thấp, cũng kéo theo nhiều điều phiền toái. Vậy giá trị bản thân là gì, làm sao để được mọi người công nhận? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp những băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Bị sếp đánh giá thấp năng lực thì phải làm sao?
Giá trị bản thân là gì?
Giá trị bản thân có thể hiểu nôm na là năng lực của bạn, và có thể được đánh giá thông qua nhiều khía cạnh. Đối với các bạn học sinh, sinh viên, dù chưa ra trường đi làm, chưa kiếm tiền hay có những đóng góp gì quá lớn lao, nhưng giá trị bản thân của các em cũng nằm ở khả năng học hỏi và kết quả học tập. Trong công việc, giá trị bản thân sẽ liên quan tới khả năng hoàn thành tốt công việc, mang lại nhiều giá trị cho công ty thông qua quá trình làm việc. Trong gia đình và các mối quan hệ xung quanh, giá trị bản thân của bạn có thể là sự đồng cảm, thấu hiểu, đưa ra những lời khuyên đúng đắn, là chỗ dựa vững chắc cho người thân. Hoặc rộng hơn, trong phạm vi xã hội, nếu bạn là một người truyền cảm hứng, có tác động được những điều tích cực, mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, thì đó cũng chính là giá trị bản thân của bạn.
Làm sao để đánh giá đúng giá trị bản thân?
Chính bạn cần phải là người nhìn nhận và đánh giá chính xác nhất giá trị bản thân mình, vì khi bạn hiểu đúng, thì bạn mới lượng sức mình cho các công việc, thử thách phù hợp với khả năng của mình, tránh hao phí thời gian, công sức cho những chuyện quá khả năng, vượt xa tầm với. Đầu tiên, bạn phải tự nhìn được những điểm mạnh mà mình đang sở hữu, xem liệu mình có nhiều điểm mạnh liên quan tới chuyên ngành, công việc mà mình đang theo đuổi không, các mối quan hệ xung quanh mình có tốt đẹp không, mọi người có yêu quý hay thường khen mình vì nhưng điều gì không?
Tiếp theo, bạn hãy đánh giá tới khả năng học hỏi, tiếp thu của bản thân, rằng trong 1-2 năm qua bạn đã tiến bộ thế nào, phát triển bản thân ra sao, nâng cao giá trị của mình ở những điểm nào, đây cũng là cơ sở để đánh giá tiềm năng phát triển của bạn trong tương lai, giúp bạn thêm tự tin vào tương lai của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng phải khách quan so sánh bản thân với những người bạn đồng trang lứa, hoặc những đồng nghiệp trạc tuổi làm cùng ngành nghề, xem thật sự năng lực và giá trị của mình đang như thế nào so với họ, đang tương đồng, vượt trội hơn hay đang yếu thế hơn, đang thua kém họ? Tức là khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm, nhiều trải nghiệm hơn, thì tất nhiên bạn không thể so sánh giá trị của mình với người chỉ mới ra trường đi làm, vì sự so sánh đó là khập khiễng, thay vào đó, bạn hãy so sánh với những người có độ tuổi và trải nghiệm tương đương mình.
>> Tự tin về năng lực nhưng bị trượt phỏng vấn thì phải làm sao?
Làm sao để được mọi người công nhận giá trị bản thân?
Không khó để bạn tự nhìn nhận được giá trị bản thân, đánh giá đúng khả năng thật sự của mình, tuy nhiên, bạn không thể chắc chắn rằng những người xung quanh cũng thấy được những điều như bạn đang thấy, tức là vẫn có khả năng mọi người sẽ không đánh giá đúng năng lực của bạn, chẳng hạn như đánh giá quá cao, hoặc đánh giá quá thấp, không công nhận giá trị bản thân của bạn, nhất là khi đó là đồng nghiệp, cấp trên, những người phải thường xuyên tiếp xúc, phối hợp và làm việc cùng bạn mỗi ngày, trong suốt khoảng thời gian dài. Vậy phải làm sao để giúp mọi người nhìn nhận được những khía cạnh chính xác hơn và công nhận giá trị bản thân của mình.
Đầu tiên, bạn cần phải xác định xem người đó có thường xuyên tiếp xúc với mình không, nếu đó là người lâu lâu mới gặp, thì chuyện họ đánh giá không đúng về bạn cũng là điều dễ hiểu, mà lâu mới gặp thì chuyện họ đánh giá sai về bạn cũng không phải điều gì quá quan trọng, không nên quan ngại hay bận tâm nhiều. Còn nếu những người xung quanh mà bạn gặp và tiếp xúc mỗi ngày lại đang có hiểu lầm, đánh giá chưa đúng, không công nhận giá trị bản thân của bạn, thì lúc này bạn cần phải hỏi rõ xem họ đang nhìn nhận thế nào về bạn, cho rằng bạn có các ưu nhược điểm ra sao, và có điểm yếu nào cần gấp rút khắc phục không?
Khi đã có được các thông tin ấy, thì bạn sẽ có cơ sở để so sánh với những điều thực tế mà bạn đang có, do chính bạn nhìn nhận và đúc kết được. Tất nhiên, bạn cần đi kèm với những dẫn chứng cụ thể, khách quan thì mới thuyết phục được họ thay đổi quan điểm, chứ nếu bạn chỉ phản biện suông, thì họ sẽ cho rằng bạn đang cảm tính, đang tự đánh giá cao bản thân rồi bắt họ phải công nhận, làm như thế thì sẽ khiến mọi chuyện ngày càng tệ hơn. Vì thế, hãy tìm đầy đủ dẫn chứng trước khi trao đổi lại với mọi người xung quanh nhé. Ngược lại, nếu sau khi thảo luận mà bạn lại bị đối phương thuyết phục, rằng bạn đang đánh giá cao bản thân, thực tế vẫn còn nhiều thiếu sót cần khắc phục, thì nhiệm vụ của bạn là phải nỗ lực khắc phục chúng để hoàn thiện và nâng cao giá trị bản thân.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng giá trị bản thân là gì, làm sao để được mọi người công nhận? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Thử thách 5 ngày nâng cao giá trị bản thân
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.