Học tập gần như đã trở thành một nghĩa vụ, một nhiệm vụ bắt buộc khi chúng ta còn nhỏ, còn đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên. Thậm chí, khi đã ra trường đi làm kiếm tiền, thì chúng ta cũng cần thường xuyên cập nhật, trau dồi các kiến thức mới để nâng cao chuyên môn, mở mang vốn hiểu biết của bản thân. Điều này đã khiến cho học tập mặc định là điều mình cần làm, phải làm, nhiều khi sinh viên cứ học một cách vô thức, chứ không học thì cũng không biết hôm nay sẽ làm gì, cứ cắm đầu vào học nhưng lại mông lung, không biết để làm gì? Nếu các em đang rơi vào trạng thái mông lung này, thì hãy thử cùng Tự Tin Vào Đời gỡ rối nhé!
>> 3 tác hại khi sinh viên học theo kiểu đối phó
Vì sao sinh viên cứ học một cách mông lung?
Mỗi ngày thức dậy, sinh viên sẽ vệ sinh cá nhân, chuẩn bị sách vở, đồng phục, rồi cắp sách tới trường nếu có tiết học buổi sáng, còn nếu được nghỉ buổi sáng thì các em cũng ngồi ở nhà để tự học, tự ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới. Nói chung, thời gian biểu bình thường của sinh viên sẽ tầm 7-8 tiếng dành cho việc học mỗi ngày, chiếm khoảng 1/3 quỹ thời gian hàng ngày của các em, và điều này đã là thói quen từ lâu, từ khi còn nhỏ chúng ta đã được ba mẹ dạy rằng mình phải chăm chỉ, cố gắng học tập, phải học giỏi thì tương lai mới tươi sáng, mới tìm được công việc tốt, mới kiếm được nhiều tiền.
Ba mẹ, thầy cô dạy sao thì mình nghe vậy, kết quả là hầu như toàn bộ sinh viên đều biết rõ rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là học tập, thì mình phải cố, phải ráng học. Nhưng liệu các em có quên mất điều gì không? Đó chính là mục tiêu, là định hướng nghề nghiệp trong tương lai, rằng sau này mình muốn làm công việc gì, muốn theo đuổi lĩnh vực, ngành nghề nào, và nó có tương đồng với ngành mà các em đang học hiện tại không? Không ít sinh viên cứ học một cách mông lung, mà quên mất điều này, quên dành thời gian suy nghĩ về công việc tương lai, để chắc chắn rằng mình đã định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng, đúng đắn, chứ nếu cứ đâm đầu vào học, đủ điều kiện tốt nghiệp, cầm trên tay tấm bằng đại học, nhưng lại không sử dụng được, vì mình cũng không đi theo ngành đó, thì sẽ cực kỳ uổng phí.
>> Lười học và những tác hại sinh viên phải đối mặt
Thiếu động lực học tập, không biết học để làm gì
Song song đó, cũng có nhiều sinh viên bị thiếu động lực học tập, đâm ra lười biếng, mất tập trung, để chuyện học hành bị sa sút, chểnh mảng, đó là vì các em chưa trả lời được câu hỏi rằng vì sao phải đi học, không biết rằng đi học để làm gì, giúp ích thế nào cho bản thân trong tương lai? Chính chuyện thiếu động lực này là nguyên nhân dẫn tới việc sinh viên bị thiếu cố gắng trong học tập, tại sao phải mất công học trong khi mình chẳng biết học để làm gì? Vì thế, để gỡ rối khúc mắc rằng học để làm gì, và giúp sinh viên có thêm động lực, có mục tiêu và đích đến để cố gắng học tốt hơn, chúng ta sẽ cùng điểm qua những lợi ích khi mình học tốt, nắm vững kiến thức chuyên ngành.
Đầu tiên, kết quả học tập tốt sẽ giúp sinh viên mới ra trường tạo ấn tượng tốt trong CV xin việc, tăng cơ hội được công ty mời đi phỏng vấn. Tiếp theo, khi đến buổi phỏng vấn, được nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi về kiến thức chuyên môn, thì tất nhiên những ai học tốt, nắm vững kiến thức chuyên ngành sẽ có lợi thế hơn, được đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó, khi tự tin về kiến thức & năng lực chuyên môn, thì sau này mình cũng sẽ tự tin apply các công việc tốt, với mức lương cao, ở các công ty lớn và tập đoàn nước ngoài. Chứ nếu bây giờ sinh viên cứ học nhưng mông lung, không biết học để làm gì, rồi lơ là việc học, để kết quả học tập sa sút, thì khi ra trường xin việc sẽ cực kỳ chật vật, nhiều khi loay hoay mãi vẫn không tìm được việc làm, gửi CV đi nhiều công ty nhưng không nhận được thư mời phỏng vấn, rồi phải chấp nhận làm các công việc lương thấp, trái ngành,… nói chung thì con đường tương lai sẽ khó khăn hơn, gập gềnh hơn nhiều nếu như hiện tại sinh viên vẫn học một cách mông lung, thiếu mục tiêu, thiếu động lực.
Nếu không muốn viễn cảnh tồi tệ ấy xảy ra với mình trong tương lai, thì ngay lúc này, sinh viên hãy dành thời gian lắng nghe bản thân, xem sau này mình muốn theo đuổi công việc gì, ngành nghề nào, đặt mục tiêu nghề nghiệp ra sao, đó sẽ chính là định hướng nghề nghiệp của các em, là điều tạo nên động lực để giúp mình cố gắng, nỗ lực và tập trung học hơn. Bài viết này đã giúp sinh viên gỡ rối khúc mắc khi thấy mình cứ học nhưng mông lung, không biết để làm gì? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên lận đận trong học tập thì phải làm sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.