Cẩm nang sinh viên là chuyên mục giải đáp những băn khoăn thường gặp, cung cấp các thông tin hữu ích mà sinh viên cần biết, cần nắm rõ để giúp việc học tập của mình gặp nhiều thuận lợi hơn. Mỗi tập thường sẽ bao gồm 4 chủ đề chính, được giải đáp một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, sinh viên chỉ cần đọc qua là sẽ hiểu rõ vấn đề ngay. Trong cẩm nang sinh viên tập 84, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu một số thông tin về hoạt động ngoại khoá, cách làm tròn điểm, làm tiểu luận nhóm và tiết học thực hành khác gì so với lý thuyết?
>> Cẩm nang sinh viên (Tập 83) – Bạo lực học đường, ra trường thất nghiệp
1. Các hoạt động ngoại khoá sinh viên nên tham gia
- CLB/Đội/Nhóm: Ở trường đại học, sinh viên có thể tham gia các CLB/Đội/Nhóm với nhiều hoạt động ngoại khoá đa dạng, vừa được trải nghiệm, mở rộng mối quan hệ, vừa học được nhiều điều hữu ích.
- Cuộc thi: Trường đại học sẽ có nhiều cuộc thi cho sinh viên, hầu như lúc nào cũng có và được tuyên truyền rộng rãi, các em hãy lựa chọn tham gia các cuộc thi mà mình hứng thú.
- Phong trào, hoạt động tình nguyện: Có rất nhiều phong trào & hoạt động tình nguyện ý nghĩa đang chờ sinh viên tham gia, các hoạt động nhỏ của lớp hoặc các hoạt động lớn như Mùa Hè Xanh.
- Toạ đàm, hội thảo: Các buổi hội thảo vừa giúp sinh viên mở mang kiến thức, trau dồi kỹ năng & hướng nghiệp, vừa được tính là hoạt động ngoại khoá giúp các em làm đẹp CV khi ra trường tìm việc.
- Tham quan doanh nghiệp: Các chuyến tham quan doanh nghiệp, đi thực tế ngoại khoá tại các công ty, nhà máy, xưởng sản xuất, cũng được xem là hoạt động ngoại khoá, có thể ghi vào CV sau này.
2. Cách làm tròn điểm thi, điểm trung bình môn
Sau khi thi xong, sinh viên sẽ nôn nao muốn biết điểm thi, điểm trung bình môn, nhiều bạn còn muốn tự tính toán, tự làm tròn trước cho an tâm, sau đó sẽ chờ kết quả chính thức của trường rồi so sánh, đối chiếu, nếu có sai lệch thì còn kịp thời báo lại để nhà trường sửa lại cho đúng. Tức là bên cạnh chuyện tự tính điểm, sinh viên cũng cần biết cách làm tròn điểm thi, điểm trung bình môn, trung bình học kỳ và cả điểm trung bình tích luỹ nữa.
Đầu tiên, sinh viên cần nắm được quy ước làm tròn cơ bản, rằng nếu số liền sau từ 0-4 thì sẽ làm tròn xuống, từ 5-9 thì sẽ làm tròn lên. Còn cụ thể rằng mức điểm nào được làm tròn tới bao nhiêu chữ số thập phân, thì sinh viên chỉ cần nhớ theo danh sách sau:
- Điểm bài kiểm tra, bài thi: Làm tròn tới 1 chữ số thập phân;
- Điểm trung bình môn học: Làm tròn tới 2 chữ số thập phân;
- Điểm trung bình học kỳ: Làm tròn tới 2 chữ số thập phân;
- Điểm trung bình tích luỹ: Làm tròn tới 2 chữ số thập phân.
Ví dụ: Mức điểm 6.725 nếu làm tròn tới 2 chữ số thập phân thì sẽ là 6.73 (làm tròn lên), còn làm tròn tới 1 chữ số thập phân thì sẽ là 6.7 (làm tròn xuống).
>> 6 cách giúp sinh viên nhanh chóng tiếp thu kiến thức
3. Hướng dẫn sinh viên cách làm bài tiểu luận nhóm
Để làm bài được điểm cao, đầu tiên, sinh viên cần nắm được các yêu cầu từ giảng viên, hãy note lại đầy đủ & đảm bảo nhóm mình sẽ tuân thủ đúng những điều đó, hạn chế tối đa các sai sót. Điều quan trọng tiếp theo là cách chọn chủ đề, hãy thảo luận kỹ để chọn ra đề tài bài tiểu luận sao cho đúng với các nội dung kiến thức môn học, không quá khó nhưng cũng đừng quá đơn giản. Khi teamwork, hãy luôn chọn ra nhóm trưởng chịu trách nhiệm chính, ra quyết định và dẫn dắt cả nhóm đi đúng hướng, giúp các thành viên phát huy ưu điểm & phối hợp nhịp nhàng với nhau. Để làm tiểu luận nhóm hiệu quả, sinh viên cũng cần phân chia công việc giữa các thành viên sao cho hợp lý, đồng đều, không thiên vị bất kỳ ai, không được để 1-2 bạn gánh team, còn lại ngồi chơi.
Để đảm bảo hoàn thành bài tiểu luận đúng hạn, không bị trễ deadline, cả nhóm cần thường xuyên theo dõi tiến độ & kịp thời phát hiện những điểm bị tắc, cùng nhau gỡ rối và xử lý cho kịp tiến độ. Trước khi nộp bài tiểu luận, hãy đảm bảo rằng các thành viên đều đã kiểm tra lại kỹ lưỡng, tránh để có các lỗi sai kiến thức, sai chính tả, lỗi đánh máy,… vì như thế sẽ khiến bài làm bị trừ điểm. Ngoài ra, hãy đảm bảo toàn bộ thành viên trong nhóm đều hiểu bài, nắm rõ các kiến thức liên quan tới bài tiểu luận, lỡ khi giảng viên hỏi bất chợt thì ai cũng trả lời được, giúp cả nhóm được điểm tốt.
4. Tiết học thực hành khác biệt ra sao so với buổi lý thuyết?
Học lý thuyết là điều quá quen thuộc với sinh viên, nhưng lâu lâu lại thấy xuất hiện các tiết học thực hành, khiến nhiều bạn tự hỏi rằng tiết thực hành có khác gì so với buổi lý thuyết không? Tiết thực hành vẫn là buổi học chính thức, thường sẽ có điểm danh nên tất nhiên sinh viên phải đi học đầy đủ, đó là dịp để thực hành, ứng dụng các lý thuyết đã học vào thực tiễn. Sinh viên vẫn học thực hành chung với bạn cùng lớp, cùng giảng viên, chỉ khác biệt về hình thức giảng dạy, sẽ xoáy vào chuyện hướng dẫn sinh viên thực hành, nhằm tăng tính ứng dụng cho môn học.
Với các môn có học thực hành, thì thường cũng sẽ có các bài kiểm tra thực hành để lấy điểm, nhằm check xem liệu sinh viên có biết cách thực hành, vận dụng như giảng viên đã hướng dẫn chưa? Vì thế, sinh viên cần học nghiêm túc, chú ý lắng nghe và quan sát kỹ để đảm bảo rằng mình sẽ làm lại, thực hành một cách thành thạo, vừa hữu ích cho bản thân, vừa đạt điểm tốt khi kiểm tra thực hành.
Cẩm nang sinh viên tập 84 đã giúp các em giải đáp một số băn khoăn thường gặp, và nắm được các thông tin mà bản thân đang quan tâm, liên quan tới chuyện hoạt động ngoại khoá, cách làm tròn điểm, làm tiểu luận nhóm và tiết học thực hành khác gì so với lý thuyết? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Cẩm nang sinh viên (Tập 82) – Tiêu chí CLB, thành công tương lai
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.