Cứ mỗi khi tới mùa thi cử, thì có rất nhiều bạn sinh viên thắc mắc về chủ đề này, mà cho tới khi đã thi xong, kết thúc đợt thi chính thức, thì các em vẫn tiếp tục thắc mắc xoay quanh cách tính điểm, và cả chuyện thi lại nữa. Thi lại là trường hợp không quá phổ biến, nhưng vẫn có một số trường hợp sinh viên được quyền thi lại để lấy kết quả & tính vào điểm trung bình môn học. Liệu đề thi lại có khó hơn khi sinh viên thi chính thức không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
Thi lại là gì?
Thi lại là trường hợp sinh viên đã thi chính thức, có kết quả, nhưng khi tổng kết điểm môn học thì bị rớt môn, chưa đủ điểm để qua môn đó, nên được nhà trường sắp xếp cho thi lại, cho thêm 1 cơ hội để gỡ gạc điểm số. Tuy nhiên, dù trường có cho phép thi lại, thì sinh viên cũng không được chủ quan, để bị điểm kém rồi thi lại, mà hãy tập trung học tốt để ráng được điểm tốt ngay từ lần thi đầu tiên, vì học cho mình mà, bây giờ chủ quan, lười biếng, lạm dụng chuyện thi lại hoài thì liệu khi ra trường có nắm vững kiến thức không, tương lai sau này sẽ ra sao?
Sinh viên được thi lại trong trường hợp nào?
Sau khi tìm hiểu thi lại là gì, thì sinh viên cũng tự suy ra được rằng nó chỉ áp dụng trong trường hợp rằng trường của các em cho phép sinh viên thi lại nếu bị rớt môn, còn nếu trường không cho thi lại, mà bắt buộc sinh viên phải học lại từ đầu, thì các em cũng phải chấp nhận thôi. Dẫu biết rằng thi lại là chuyện không quá phổ biến, nhưng vẫn một số trường đại học áp dụng, để đảm bảo quyền lợi cho mình thì sinh viên nên tìm hiểu rõ quy chế của trường xem có cho phép thi lại hay không?
Song song đó, cũng có 1 trường hợp khác mà nhiều bạn sinh viên cho rằng như vậy cũng là thi lại, đó là chuyện sinh viên vì một số lý do chính đáng (chẳng hạn như ốm đau, tai nạn đột xuất) nên không tham gia thi chính thức được, bị vắng thi do các nguyên nhân đột ngột, không lường trước được, nên nộp đơn kèm bằng chứng để xin nhà trường cho phép thi lại vào một đợt khác để lấy điểm. Đây là quyền lợi bình thường của sinh viên, nếu các em vắng thi mà có lý do, bằng chứng rằng đó là chuyện đột xuất, bất đắc dĩ, bất khả kháng, thì có thể liên hệ nhà trường để làm thủ tục xin phép thi bổ sung. Và đợt thi bổ sung này cũng có thể trùng với đợt thi lại, cùng bộ đề với các bạn sinh viên bị rớt môn thi lại, nhưng cũng tuỳ vào cách sắp xếp của từng trường, chứ không phải lúc nào 2 trường hợp này cũng thi chung với nhau.
Đề thi lại có khó hơn khi sinh viên thi chính thức không?
Sau khi nắm được thi lại là gì, áp dụng trong trường hợp nào, thì nhiều bạn sinh viên tiếp tục thắc mắc rằng đề thi lại sẽ có độ khó như thế nào, tương đương, dễ hơn hay có khó hơn so với khi sinh viên thi chính thức không? Liên quan tới vấn đề này thì còn tuỳ vào cách biên soạn đề thi lại của từng trường, từng thời điểm, từng môn, từng ngành khác nhau, chứ sẽ khó lòng kết luận chung một cách chắc chắn được.
Còn nếu sinh viên muốn có câu trả lời chung để tham khảo, thì đa số trường hợp đề thi lại sẽ có độ khó tương đương như đề thi chính thức, nếu có dễ hay khó hơn thì chỉ chút xíu thôi, chứ không tới mức chênh lệch độ khó/dễ quá rõ ràng. Tóm lại, đề thi lại cũng sẽ có độ khó và tính phân loại tương tự như khi sinh viên thi chính thức, mà các em đã từng bị điểm kém khi thi chính thức rồi thì đương nhiên phải ôn tập kỹ hơn, làm bài cẩn thận hơn khi thi lại, chứ nếu vẫn làm y như cũ thì khả năng cao rằng kết quả cũng như thế, chẳng thay đổi gì, được nhà trường cho thêm 1 cơ hội để thi lại mà cũng chưa tận dụng tốt được.
Nếu xin thi lại mà trường không cho thì sao?
Như đã làm rõ ở những phần trước, thì chuyện thi lại không phải trường nào cũng cho phép, mà chỉ áp dụng ở một số trường đại học. Nếu sinh viên xin thi lại mà nhà trường không cho, thì trường của các em không có hình thức ấy, không có chuyện thi lại, mà các em buộc phải đăng ký học lại môn đó từ đầu, tham gia lại tất cả buổi học, làm lại toàn bộ các bài kiểm tra, bài thi để tính điểm lại. Đó là lựa chọn duy nhất chứ chẳng còn cách nào khác, chứ làm sao có chuyện nhà trường phá lệ, thấy sinh viên xin dữ quá nên du di cho thi lại, lỡ mà chuyện đó đồn tới tai các bạn sinh viên khác thì sao, lại ảnh hưởng tới uy tín và sự chuyên nghiệp của trường nữa?
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng đề thi lại có khó hơn khi thi chính thức không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.