Tăng học phí là chủ đề nhạy cảm, vì trường học vốn dĩ không phải nơi để kinh doanh kiếm lời, và khi tăng học phí cũng sẽ ảnh hưởng tới chuyện học hành của những bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Ngoài ra, khi trường tăng học phí thì khả năng cao rằng phụ huynh & sinh viên sẽ phản ứng, thậm chí một số người còn phản đối kịch liệt, cho rằng trường đang chèn ép, bắt ép phụ huynh phải đóng học phí nhiều hơn. Liệu trường đại học có quyền tăng 10% học phí không? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
Trường đại học có quyền tăng học phí không?
Ví dụ, khi vào năm nhất, học phí mỗi tín chỉ ở trường đại học của các em chỉ tầm 800.000đ, nhưng liệu sang năm sau, hoặc tới khi sinh viên lên năm 3, năm 4, khi vẫn còn đang học tập tại trường, thì trường đại học có quyền tăng học phí mỗi tín chỉ lên cao hơn, thành 850.000đ, hay 900.000đ không? Câu trả lời là có, trường đại học có quyền chủ động điều chỉnh tiền học phí để cân đối mức độ lạm phát của đồng tiền và các chi phí để nâng cấp chất lượng đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất, giúp sinh viên có môi trường học thoải mái và hiện đại hơn, miễn sao nhà trường có thông báo trước cho phụ huynh và sinh viên nắm rõ trước khi áp dụng tầm 3 tháng.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp rằng khi tuyển sinh đầu vào, để thu hút nhiều sinh viên đăng ký theo học và giúp phụ huynh an tâm cho con mình theo suốt 4 năm đại học, thì một số trường đại học đã quyết định cam kết không tăng học phí, nêu rõ trong thông báo trên kênh chính thức của nhà trường, hoặc thậm chí ký biên bản xác nhận với phụ huynh từ trước khi nhập học, thì đương nhiên trong trường hợp này, giấy trắng mực đen, nhà trường sẽ không được phép tăng học phí với bất kỳ lý do hay trường hợp nào, vì ngay từ đầu đã cam kết & khẳng định với phụ huynh và sinh viên rồi. Nếu các trường này mà muốn tăng học phí, thì chỉ có quyền áp dụng cho sinh viên khoá mới, với các bạn đang chuẩn bị thi tuyển sinh vào trường trong năm học tiếp theo, chứ sẽ không thể tăng học phí cho sinh viên đang theo học.
Tóm lại, trừ trường hợp đã từng cam kết không tăng học phí, thì ngoài ra các trường đại học vẫn có thể điều chỉnh tăng học phí giữa khoá học, kèm theo nguyên nhân rõ ràng, hợp lý và thông báo trước khi áp dụng để phụ huynh & sinh viên chuẩn bị trước tài chính cho phần tiền học phí chênh lệch dôi lên.
Mức tăng học phí 10% là nhiều hay bình thường?
Sau khi hiểu rằng trường đại học có quyền điều chỉnh tăng học phí trong một mức độ hợp lý, thì nhiều phụ huynh & học sinh sẽ tiếp tục thắc mắc rằng liệu tăng 10% là nhiều hay bình thường? Nếu tìm hiểu thông tin một cách tổng quan trên toàn bộ các trường đại học, thì phụ huynh & sinh viên sẽ thấy rằng 10% là mức tăng học phí được áp dụng khá phổ biến, tức là không tăng thì thôi, chứ một khi đã tăng thì nhà trường sẽ chọn mốc là 10%, chứ cũng chẳng tăng lẻ lẻ 5% để làm gì, đồng nghĩa với việc đây là mức tăng học phí bình thường chứ không quá nhiều, nếu trường nào tăng nhiều hơn, chẳng hạn như 15% hay thậm chí là 20% thì đó mới là nhiều.
Ví dụ, hiện tại, học phí mỗi tín chỉ của trường đại học A đang là 800.000đ, nếu trường thông báo từ năm học sau sẽ tăng thêm 10%, thì học phí mỗi tín sẽ tăng lên thành 880.000đ, đây là mức tăng bình thường, miễn sao trường có kèm theo lý do và phương án sử dụng tiền học phí sao cho hợp lý, chứ không tăng một cách vô cớ, và trường cũng không lạm dụng tăng liên tục là được. Tuy nhiên, nếu nhà trường thông báo rằng sẽ tăng học phí năm sau lên 20%, tức là mỗi tín chỉ đang là 800.000đ, mà tự dưng tăng vọt lên 960.000đ, thì khả năng cao rằng phía phụ huynh sẽ không đồng ý, nhiều người sẽ cùng lập nhóm để gửi đơn khiếu nại lên Bộ Giáo dục & Đào tạo để thanh tra và xem xét lại mức thu học phí của trường A.
Tóm lại, chuyện các trường đại học tăng học phí khi sinh viên đang học giữa chừng là điều có thể xảy ra, tăng 10% là mức khá phổ biến và bình thường, nếu trường nào tăng nhiều hơn thì phụ huynh có thể sẽ phản ứng và khiếu nại để trường điều chỉnh lại sao cho phù hợp hơn.
Đối với các bạn sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nếu trường tăng học phí gây trở ngại cho chuyện học tập của các em, chẳng hạn như gia đình không thể xoay đủ tiền để đóng theo mức học phí mới, thì có thể nộp đơn xin nhà trường giữ riêng mức học phí cũ, kèm theo giấy xác nhận hộ nghèo, xác nhận tình hình tài chính gia đình, hoặc các em cũng có thể xin một số học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó để trang trải phần nào tiền học phí, dù sao thì nhà trường cũng sẽ luôn ưu tiên chuyện đào tạo & học tập của sinh viên lên hàng đầu. Hoặc nếu các em tự ý thức không muốn phụ huynh tốn tiền học phí cho mình, thì hãy cố gắng học thật tốt để đạt học bổng khuyến khích học tập cho từng học kỳ, có giá trị bằng 100% tiền học phí, và đương nhiên cần nói không với chuyện bị rớt môn, nợ môn, để đỡ tốn kém chi phí đóng tiền học lại.
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.