Tân sinh viên khi mới lên đại học đã hình dung được rằng đây sẽ là một thử thách khó, với nhiều môn học phức tạp, kiến thức nhiều & nặng. Chính vì thế, nhiều bạn tân sinh viên cũng lăn tăn rằng ở đại học nên ghi chép như thế nào để học tốt? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
Đại học có cần ghi chép nhiều không?
Ở chương trình đại họcl sinh viên sẽ không cần phải ghi quá nhiều đâu, tại vì trong sách giáo trình đã có rất nhiều chữ rồi. Bạn nào mà đã mua trước những cuốn sách giáo trình ở đại học rồi, thì các em thử nhìn bên ngoài, chưa cần lật ra xem đâu, nhìn thôi là đã thấy rất dày, rất nhiều chữ trong đó nên không cần phải ghi chép quá nhiều, nếu muốn xem chi tiết kiến thức thì đã có hết ở trong giáo trình.
Điều mà sinh viên cần ghi chép ở đại học chính là tóm tắt ngắn gọn, các keyword, ý chính trong nội dung bài học, sao cho khi nhìn vào các từ khoá, các câu ghi chú vắn tắt ấy, thì mình sẽ hiểu được nội dung kiến thức liên quan. Đồng thời, sinh viên cần tập trung nghe giảng để đảm bảo mình ghi chép lại đầy đủ các nội dung kiến thức quan trọng, những điều mà giảng viên hay lặp đi lặp lại, hay nhấn mạnh khi giảng bài, thì nhất định phải ghi chép lại những chỗ đó, vì thường thì đó sẽ là các nội dung có trong bài kiểm tra, bài thi cuối kỳ.
>> Cách đạt học bổng khuyến khích học tập cho tân sinh viên?
Đại học nên ghi chép như thế nào để học tốt?
Nếu như ở cấp 2, cấp 3, các bạn học sinh đã quen với việc ghi chép trong vở, nhưng khi lên đại học thì chuyện đó sẽ không quá phổ biến. Thay vào đó, ở đa số môn học thì sinh viên sẽ ghi chép trong quyển slide bài giảng. Thông thường, giảng viên sẽ gửi file slide bài giảng, tức là phần mà giảng viên trình chiếu lên bảng trong quá trình giảng bài, để cho sinh viên in ra xem và follow sát nội dung bài giảng hơn. Để tiện cho việc hệ thống kiến thức và ôn tập sau này, sinh viên đại học cũng thường ghi chép thẳng vào trong slide bài giảng đó luôn, tới lúc đi thi, ôn thi, các em sẽ dễ ôn hơn. Đương nhiên, cách ghi chép vẫn theo nguyên tắc ngắn gọn, súc tích, ghi keyword, chứ ở đại học thì sinh viên không nhất thiết phải ghi chép dài dòng, nhiều trang, nhiều chữ như hồi cấp dưới.
Ngoài ra, để học tốt hơn thì sinh viên nên dành nhiều thời gian ở nhà để tự đọc thêm về những kiến thức ở trong giáo trình, dù biết nó dài và chi chít chữ, nhưng ít ra thì các em vẫn nên đọc để mình hiểu bài hơn, cố gắng đọc càng nhiều thì mình sẽ càng vững vàng hơn về kiến thức môn học, chứ thật ra trên lớp thì thầy cô cũng sẽ chưa thể nào đủ thời gian để giảng hết tất cả những gì có trong giáo trình đâu. Vì thế, bên cạnh chuyện nên ghi chép thế nào để học tốt, thì sinh viên đại học cũng cần đảm bảo tinh thần chăm chỉ, chủ động học tập, thông qua việc dành thời gian đọc các kiến thức trong giáo trình. Vừa đọc, các em sẽ vừa highlight các nội dung quan trọng, để tới khi ôn thi mình sẽ nhìn lại kiến thức một cách nhanh chóng hơn, ôn đúng các phần mà mình đã highlight lên, thì sẽ hiệu quả và đỡ mất công đọc lại giáo trình từ đầu.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng đại học nên ghi chép như thế nào & cần lưu ý gì để học tốt? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Trải nghiệm ngồi bàn đầu ở đại học, nên hay không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.