Cùng làm một công việc, cùng cống hiến như nhau — nhưng tại sao họ được sếp khen, còn bạn thì không? Do cấp trên thiên vị, hay còn nguyên nhân nào hợp lý hơn? Vì sao đồng nghiệp khác được đánh giá cao hơn bạn?
>> Làm sao để cấp trên trọng dụng & tăng cơ hội thăng tiến?
Vì sao đồng nghiệp khác được đánh giá cao hơn bạn?
Khi đi làm, mặc dù không nói ra tiêu chí cụ thể, nhưng hầu như tất cả manager, leader đều ngầm quan sát và đánh giá các nhân viên trong team. Mỗi người sẽ có góc nhìn và cách so sánh riêng, và chuyện người này được đánh giá cao hơn người kia là điều bình thường, phổ biến ở mọi công việc, mọi lĩnh vực.
Đồng nghiệp khác được đánh giá cao hơn bạn, có thể do năng lực làm việc của họ tốt hơn, xử lý công việc nhanh chóng, chất lượng, ít sai sót. Nếu làm công việc liên quan tới KPI, target, doanh số, thì ai mang về kết quả tốt hơn, đạt doanh số cao hơn, đương nhiên cũng sẽ dược cấp trên đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó, việc đánh giá nhân viên cũng có thể dựa vào tinh thần và thái độ làm việc. Những ai cần cù, siêng năng, chịu khó và có thái độ tích cực, năng động, sẽ được đánh giá cao hơn những nhân viên lười biếng, nhác làm việc, bị động trong công việc, hay than vãn.
Ngoài ra, tinh thần học hỏi cũng là tiêu chí thường gặp để đánh giá nhân viên, vì nó tác động nhiều tới tiềm năng phát triển trong tương lai của bạn. Những ai chịu khó học hỏi, chủ động quan sát, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc hơn, thì tiềm năng phát triển trong tương lai sẽ tốt hơn, dễ lọt vào mắt xanh của cấp trên và có nhiều cơ hội được cân nhắc thăng tiến sau này.
>> Cấp trên không hiểu ý mình thì phải làm sao?
Làm sao để tạo ấn tượng tốt và được cấp trên chú ý?
Sau khi giải đáp băn khoăn rằng vì sao đồng nghiệp khác được đánh giá cao hơn bạn, thì chắc hẳn bạn cũng nhận ra đó là những điều hoàn toàn hợp lý, cấp trên đa phần sẽ rất công tâm, không cảm tính, không thiên vị trong công việc. Nếu không muốn điều này tiếp diễn, thì bạn cần phải hành động, để tạo ấn tượng tốt và được cấp trên chú ý hơn:
- Hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ, thể hiện tinh thần nghiêm túc trong công việc, chẳng hạn như đi làm đúng giờ, không đi trễ về sớm, không đi ra ngoài hoặc làm việc riêng trong giờ làm việc. Cố gắng tập trung trong giờ làm việc, hạn chế việc bấm điện thoại, ăn uống, tám chuyện. Luôn hoàn thành đầy đủ các công việc trong ngày, không delay, không trễ deadline, không bỏ sót công việc.
- Khi cấp trên có các công việc cần bạn hỗ trợ, hãy luôn sẵn lòng, hạn chế từ chối nếu không có lý do hợp lý.
- Tiếp theo, hãy nâng lên một level cao hơn, đó chính là cải thiện chất lượng công việc, làm sao để ngày càng hoàn thành tốt hơn, mang lại nhiều giá trị cho công ty hơn, bằng cách tập trung hơn trong công việc và không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao năng lực làm việc của bản thân. Tránh việc lười nhác, đi làm lâu năm mà không chịu học hỏi, không phát triển được gì, giậm chân tại chỗ, kết quả làm việc vẫn tương đương khi mới vào công ty.
- Ngoài ra, hãy luôn giữ thái độ tích cực, cầu thị trong công việc, nếu đã làm xong việc của mình và quan sát thấy cấp trên hoặc đồng nghiệp khác đang quá tải, thì hãy chủ động hỏi thăm, hỗ trợ.
- Nếu có những đầu việc mới mà bạn chưa từng làm, nhưng được cấp trên tin tưởng giao cho, thì hãy nhận và chủ động tìm kiếm thông tin, học hỏi cách làm, và tập trung lắng nghe khi được sếp hướng dẫn. Nếu làm được những điều này thì khả năng rất cao rằng bạn sẽ trở thành một nhân viên xuất sắc, được cấp trên đánh giá cao.
Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng vì sao đồng nghiệp khác được đánh giá cao hơn bạn, kèm theo gợi ý làm sao để bạn tạo ấn tượng tốt và được cấp trên chú ý? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Người trầm tính có hoà nhập được với đồng nghiệp không?
—
Page Tự Tin Vào Đời: Các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc để sinh viên tự tin bước vào đời.
Tiktok Tự Tin Vào Đời: Các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Youtube Hoàng Khôi Phạm: Các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích