Home Công việc Làm Việc Không Hợp Với Cấp Trên Thì Phải Làm Sao?

Làm Việc Không Hợp Với Cấp Trên Thì Phải Làm Sao?

by Hoàng Khôi Phạm
Làm Việc Không Hợp Với Cấp Trên Thì Phải Làm Sao?

Khi đi làm, sẽ có những lúc bạn cảm thấy cực kỳ vui vẻ, tràn đầy năng lượng và làm việc cực kỳ ăn ý với cấp trên. Nếu người sếp nào cũng hợp với bạn như thế thì chẳng có gì để nói, nhưng thật ra, vẫn sẽ có những lúc bạn phải làm việc với một người cấp trên mà cả đôi bên không hợp nhau, khác nhau về quan điểm, khác nhau về cách làm việc, khác nhau về cách xử lý các vấn đề phát sinh trong công việc… khiến bạn cảm thấy chán nản, đi làm mà chẳng có một chút hứng khởi nào, thậm chí bạn còn có ý định sẽ nghỉ việc. Vậy làm việc không hợp với cấp trên thì phải làm sao?

>> Trả lời phỏng vấn: Bạn có bao giờ mâu thuẫn với cấp trên chưa?

Vì sao bạn cảm thấy mình không hợp với cấp trên?

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ nguyên nhân vì sao bạn cảm thấy mình làm việc không hợp với cấp trên, tức là hãy liệt kê ra những điểm mà bạn và sếp không thống nhất được với nhau trong quá trình làm việc, khiến cả đôi bên ngày càng tách biệt, không hợp nhau, không giống như một team nữa.

Hãy lưu ý rằng mình chỉ liệt kê thôi, chứ chưa xác định ai đúng ai sai, vì bản chất mỗi người sẽ có cách tư duy khác nhau, phong cách làm việc khác nhau, cách xử lý công việc khác nhau. Không ai hoàn hảo cả, mỗi chúng ta đều có những ưu và nhược điểm, sếp cũng vậy, nên không thể nào khẳng định rằng sếp đúng, nhân viên sai hoặc ngược lại.

Làm việc không hợp với cấp trên thì phải làm sao?

Sau khi liệt kê những điểm khiến bạn cảm thấy mình làm việc không hợp với cấp trên, thì bạn cần hành động ngay. Hãy chọn ra những điểm mà nhất định bạn sẽ không thay đổi được, tức là dù cấp trên có nói gì đi nữa thì bạn vẫn quyết tâm bảo vệ quan điểm của mình, bạn chắc chắn rằng mình có đầy đủ những lý lẽ để giữ vững điều đó. Rồi sau đó, bạn hãy trao đổi thẳng thắn với cấp trên về quan điểm ấy, bằng những lý lẽ thuyết phục nhất, nếu cấp trên đồng ý thì quá tốt, ít ra bạn và cấp trên đã thống nhất được với nhau về cách làm việc.

Chẳng hạn như bạn đang ở vị trí nhân viên kinh doanh, cấp trên yêu cầu bạn bắt buộc mỗi ngày phải gọi đủ 100 cuộc điện thoại để chào bán sản phẩm cho khách hàng mới. Nhưng bạn lại cho rằng mình hoàn toàn có thể đảm bảo doanh số tốt mà không cần phải gọi điện nhiều như thế. Bạn có những cách khác, chẳng hạn như xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũ bằng cách nhắn tin với khách hàng, trò chuyện trực tiếp với các khách quen tại cửa hàng để họ giới thiệu bạn bè, người thân mua hàng. Thì bạn hãy thẳng thắn trao đổi điều này với cấp trên, biết đâu họ sẽ đồng ý với cách làm việc của bạn, hoặc ít ra thì họ cũng sẽ cho bạn 1-2 tháng để thử làm theo cách của bạn xem hiệu quả như thế nào.

>> Cố gắng làm việc nhưng sếp không công nhận thì phải làm sao?

Có nên nghỉ việc nếu thật sự không hợp với cấp trên?

Nếu sự việc diễn ra theo kịch bản nêu trên thì quá tốt rồi, nhưng thực tế đâu phải lúc nào cũng màu hồng, sẽ có lúc bạn gặp phải những người sếp rất cứng nhắc, nhất quyết nghĩ là mình đúng, nhân viên phải răm rắp nghe theo mình, phải luôn đồng ý với quan điểm của mình, chứ không bao giờ chịu lắng nghe nhân viên… Căng đấy, điều này sẽ khiến bạn và những đồng nghiệp xung quanh bạn cảm thấy vô cùng bức xúc, bất mãn và có ý định nghỉ việc.

Nếu thật sự cách làm việc của bạn và cấp trên không thể hoà hợp, hoặc thậm chí là người sếp đó cực kỳ toxic, áp đặt, không chịu lắng nghe nhân viên, thì giải pháp tốt nhất cho bạn chính là dừng lại công việc này. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn không làm tốt công việc vì năng lực bạn kém, thì bạn vẫn có thể học hỏi, cố gắng trau dồi bản thân. Nhưng nếu bạn không làm tốt công việc vì thật sự không hợp với cách làm việc của sếp, và đặc biệt là sếp áp đặt, cứng nhắc, thì bạn đâu thay đổi được gì, sớm muộn gì cũng đường ai nấy đi.

Ban đầu, khi apply vào làm việc, chắc chắn bạn đã lựa chọn kỹ lưỡng, đã đặt cho mình rất nhiều kỳ vọng và muốn gắn bó lâu dài với công việc… bây giờ phải dừng lại thì chắc chắn cũng sẽ có nhiều tiếc nuối. Nhưng không sao cả, đó là giải pháp tốt cho cả bạn và công ty, vì nếu cứ phải làm việc với cảm giác khó chịu như thế thì bạn cũng sẽ không hoàn thành tốt công việc được, vậy thì tại sao mình lại không tìm một hướng đi mới?

>> Phải làm sao khi sếp nóng tính, gắt gỏng với nhân viên?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích