Home Công việc 5 Cách Nhận Biết Môi Trường Làm Việc Toxic

5 Cách Nhận Biết Môi Trường Làm Việc Toxic

by Hoàng Khôi Phạm
5 Cách Nhận Biết Môi Trường Làm Việc Toxic

Môi trường làm việc là yếu tố tác động nhiều đến tinh thần làm việc và kết quả công việc của chúng ta. Chính vì thế, khi ứng tuyển bất kỳ công ty nào, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ xem môi trường làm việc đó có phù hợp với mình không, có đáp ứng những tiêu chí mà mình mong muốn không và tất nhiên bạn cũng cần biết cách nhận biết môi trường làm việc toxic để còn kịp “say goodbye”. Dưới đây là 5 cách nhận biết môi trường làm việc toxic mà bạn có thể tham khảo:

1. Sếp toxic

Khi đi làm, bạn sẽ phải thường xuyên làm việc với sếp, đó là điều chắc chắn. Chính vì thế, nếu sếp toxic thì bạn sẽ cực kỳ mệt mỏi, chán nản khi làm việc, thậm chí bạn còn bị kiềm hãm sự phát triển năng lực bản thân. Không khó để nhận biết sếp toxic, sau đây là một số đặc điểm thường gặp:

  • Độc đoán, áp đặt, cách làm việc cứng nhắc;
  • Không chịu lắng nghe ý kiến của nhân viên, luôn nghĩ mình đúng, nhân viên sai;
  • Luôn miệng chê nhân viên năng lực kém, nhưng không chịu đào tạo, hướng dẫn để nhân viên tốt hơn;
  • Thường xuyên lớn tiếng chửi mắng nhân viên, doạ đuổi việc nhân viên;
  • Đối xử thiếu công bằng, thiên vị, chèn ép những nhân viên không thân thiết;
  • Không biết cách động viên, lúc nào cũng làm nhân viên bị tuột mood, xuống tinh thần;
  • Chỉ vì 1 lỗi sai mà phủ nhận hết mọi sự cố gắng, mọi thành tích của nhân viên.

Nếu bạn đang làm việc với một người cấp trên thoả mãn một vài đặc điểm hoặc thậm chí là toàn bộ đặc điểm nêu trên, thì đó thật sự là một môi trường làm việc toxic.

>> Làm việc không hợp với cấp trên thì phải làm sao?

2. Đồng nghiệp đáng sợ

Bên cạnh cấp trên, thì bạn cũng cần phải thường xuyên làm việc, phối hợp với đồng nghiệp để hoàn thành những công việc chung trong công ty. Nếu chẳng may gặp phải những đồng nghiệp “đáng sợ”, thì bạn cũng khó lòng phối hợp ăn ý, khó lòng hoàn thành tốt công việc, thậm chí còn bị cuốn vào những drama công sở không liên quan tới mình. Một số kiểu đồng nghiệp đáng sợ có thể kể đến như: Nịnh hót, soi mói, thù vặt, thù dai, ma cũ bắt nạt ma mới, kiếm chuyện, đổ thêm dầu vào lửa…

Khi gặp phải những đồng nghiệp như này thì đảm bảo với bạn luôn, đó chính là một môi trường làm việc toxic, bạn không nên làm việc lâu ở đó, vì nhiều khả năng mình cũng sẽ bị ảnh hưởng, sẽ học theo những thói xấu của đồng nghiệp và tất nhiên bạn cũng sẽ cực kỳ khó chịu khi phải suốt ngày đối mặt với những điều phiền toái, những drama mà những đồng nghiệp này mang lại.

>> 5 kiểu người cực kỳ đáng sợ trong công sở

3. Môi trường làm việc chia bè kết phái

Trong một công ty, việc nhân viên chia thành những nhóm nhỏ thân thiết với nhau, cùng ngồi ăn trưa chung hay nói chuyện chung với nhau là điều bình thường. Nhưng bạn hãy để ý xem liệu trong những nhóm đó có gì bất thường hay không, để xác định xem công ty mà mình đang làm việc có đang chia bè kết phái hay không. Hãy để ý xem liệu có những nhóm nhân viên nào thể hiện rõ là không đội trời chung với nhau không. Hoặc thậm chí có những nhóm ngoài mặt thì cười nói vui vẻ, nhưng sau lưng lại thường xuyên túm tụm lại để bàn tán, nói xấu về nhóm khác…

Nếu có thì thật sự đó là môi trường làm việc toxic. Bạn sẽ khó lòng đứng ngoài cuộc, trung lập, không về phe nào, vì như vậy thì cả 2 phe đều sẽ không ưa bạn, sẽ gây khó dễ với bạn trong công việc. Còn nếu bạn gia nhập vào một phe nào đó, thì xem như bạn bị cuốn vào drama công sở luôn rồi, đi làm mà không lo tập trung làm việc, suốt ngày lo kiếm chuyện, khẩu chiến, nói xấu người khác thì làm sao mà làm việc tốt được?

>> Phải làm sao khi bị chèn ép trong công việc?

4. Môi trường làm việc bóc lột sức lao động

Bỏ qua những yếu tố về con người như là cấp trên và đồng nghiệp, vẫn còn những yếu tố khác liên quan đến chính sách công ty, để bạn xác định xem đó có phải là môi trường làm việc toxic hay không. Một trong số đó chính là môi trường làm việc bóc lộc sức lao động, bắt ép nhân viên thường xuyên làm thêm giờ, làm cuối tuần… nhưng không trả thêm lương, với lý do là vì chưa hoàn thành công việc, chưa làm tốt công việc nên phải ở lại làm thêm?

Rất vô lý đúng không? Nhưng trên thực tế vẫn có không ít công ty đang vận hành theo cái kiểu như thế. Đây là hành động vi phạm luật lao động, nhưng các công ty đó vẫn ngang nhiên thực hiện, vẫn xem việc bóc lột sức lao động của nhân viên là điều bình thường, thì đó thật sự là một môi trường làm việc toxic mà bạn không nên tiếp tục làm việc ở đó nữa.

5. Môi trường làm việc thiếu công bằng

Ai cũng muốn bản thân mình được làm việc trong một môi trường công bằng, tức là việc nào ra việc đấy, công tư phân minh, minh bạch và không có sự thiên vị. Tuy nhiên, sẽ có lúc bạn gặp phải trường hợp mình luôn cố gắng, nỗ lực, hoàn thành tốt công việc nhưng lại không hề nhận được một lời khen nào, làm quần quật mà chẳng được tăng lương, thăng tiến, mà chỉ cần mình mắc một lỗi sai hoặc kết quả công việc không tốt một chút thôi thì sẽ bị vùi dập không thương tiếc.

Trong khi đó, một số người khác làm việc thiếu tập trung, kết quả công việc tàn tàn, lâu lâu làm hoàn thành tốt được 1-2 việc thì được khen lấy khen để, nâng lên tận mây xanh. Đó chính là biểu hiện rõ rệt của việc thiếu công bằng, thể hiện rằng đây thật sự là một môi trường làm việc toxic, nơi mà bạn không nên tiếp tục gắn bó.

Chẳng ai muốn làm việc trong một môi trường toxic cả, vì nó sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ ức chế, khó chịu, không thể hoàn thành tốt công việc, thậm chí là kiềm hãm năng lực bản thân của bạn. Cách tốt nhất là bạn nên tìm kiếm một công ty khác, một công việc khác, nơi có môi trường làm việc tốt hơn, nơi mà sếp không toxic, đồng nghiệp hoà đồng, chính sách công ty tốt, đảm bảo tính công bằng khi làm việc, để mình có thể phát triển bản thân và tập trung hoàn thành tốt công việc của mình. Chúc bạn thành công!

>> Đi làm không vui thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích