Khi đi làm, ai cũng muốn mình sẽ chọn được công ty có môi trường làm việc tốt, giúp mình có thể thoải mái làm việc, học hỏi nhiều kinh nghiệm và phát huy năng lực bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ môi trường làm việc là gì và nó bao gồm những yếu tố nào? Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời làm rõ về chủ đề này nhé!
>> 4 cách nhận biết công ty có môi trường làm việc tốt
Môi trường làm việc là gì?
Môi trường làm việc là tất cả những yếu tố xung quanh chúng ta trong suốt quá trình làm việc, chúng ít nhiều gì cũng sẽ có ảnh hưởng tới tinh thần và kết quả làm việc của mỗi người. Tức là kết quả làm việc của bạn có tốt hay không, hoàn toàn có thể do một số ảnh hưởng nhất định từ môi trường làm việc. Thông thường, các công ty sẽ đều cố gắng tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên có thu nhập tốt, có thể phát huy năng lực bản thân và hoàn thành tốt những công việc được giao.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải công ty nào cũng có môi trường làm việc tốt. Nếu chưa có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, bạn có thể sẽ phải vào làm việc ở những công ty có môi trường làm việc thiếu lành mạnh, chèn ép, bóc lột nhân viên, thậm chí là toxic, tràn ngập drama công sở, lợi dụng sơ hở để hạ bệ nhau,… Vậy làm thế nào để đánh giá môi trường làm việc của một công ty là tốt hay chưa chốt? Trước tiên, bạn cần phải biết môi trường làm việc bao gồm những yếu tố nào, rồi sẽ dựa vào từng yếu tố để đánh giá môi trường làm việc của công ty.
>> 5 cách nhận biết môi trường làm việc toxic
Môi trường làm việc bao gồm những yếu tố nào?
Có rất nhiều yếu tố khác nhau kết hợp lại để tạo nên môi trường làm việc của công ty. Để bạn dễ dàng hình dung, thì Tự Tin Vào Đời sẽ gói gọn lại trong 3 yếu tố chính như sau:
- Yếu tố con người: Khi đi làm, chắc chắn bạn phải thường xuyên tiếp xúc, phối hợp cùng đồng nghiệp trong những công việc chung. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có không ít lần phải giao tiếp, làm việc với cấp trên. Họ chính là nhân tố tạo nên môi trường làm việc của công ty. Nếu công ty có đồng nghiệp thân thiện, hoà đồng, sẵn sàng giúp đỡ, phối hợp với nhau trong công việc, đồng thời, cấp trên cũng biết lắng nghe, công bằng và tạo điều kiện làm việc tốt cho cấp dưới, thì đó là một môi trường làm việc tốt, lành mạnh.
- Yếu tố cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất cũng góp phần ảnh hưởng đến kết quả làm việc của bạn. Bạn sẽ khó lòng hoàn thành tốt công việc nếu công ty thiếu thốn cơ sở vật chất, không đủ công cụ để bạn làm việc. Hoặc nếu công ty có phòng ốc chật hẹp, nóng nực, wifi yếu, bàn ghế xuống cấp, không có không gian để tiếp khách, thì cũng ảnh hưởng xấu tới công việc của bạn. Điều này thì bạn hoàn toàn có thể quan sát và đánh giá khi đến công ty phỏng vấn.
- Yếu tố chính sách, đãi ngộ: Chính sách, đãi ngộ của công ty cũng là yếu tố cấu thành nên môi trường làm việc. Một công ty có môi trường làm việc tốt sẽ có nhiều chính sách và đãi ngộ để đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi để bạn yên tâm làm việc. Ngược lại, nếu một công ty có những chính sách vô lý, khắt khe để phạt tiền, trừ lương, bóc lột sức lao động của nhân viên, thì đó là môi trường làm việc không tốt. Điều này thì bạn hoàn toàn có thể hỏi rõ nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn để đảm bảo quyền lợi cho mình.
- Yếu tố học hỏi, phát triển, thăng tiến: Khi đi làm, ai cũng muốn mình sẽ làm việc trong môi trường tốt, tạo điều kiện thuận lợi để mình được học hỏi, trau dồi chuyên môn, được tạo cơ hội đẻ phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc. Để đánh giá điều này, bạn có thể theo dõi các trang fanpage tuyển dụng hoặc trang về nhân sự của công ty đó, để xem công ty có thường xuyên tổ chức training, tuyên dương, ghi nhận thành tích của nhân viên không.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ môi trường làm việc là gì và nó bao gồm các yếu tố nào, từ đó, bạn sẽ biết được cách đánh giá môi trường làm việc của công ty khi ứng tuyển. Chúc bạn sẽ chọn được môi trường làm việc tốt!
>> Đâu là môi trường làm việc lý tưởng cho sinh viên mới ra trường?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.