Có bao giờ bạn nghe qua về khái niệm tư duy logic chưa? Đó là một ưu điểm lớn khi bạn đi học, và cả khi đã ra trường đi làm, những ai có tư duy logic thường sẽ nhìn nhận vấn đề một cách nhanh chóng, phân tích kỹ lưỡng và đưa ra được hướng giải quyết phù hợp, đảm bảo tính logic, chứ không bao giờ ra quyết định một cách cảm tính. Tin vui là bạn hoàn toàn có thể tự rèn luyện được điều này, để gia tăng thêm thế mạnh cho bản thân. Trước khi tìm hiểu 3 cách giúp bạn tự rèn luyện tư duy logic nhanh chóng, chúng ta hãy cùng giải đáp băn khoăn rằng tư duy logic có phải là trí thông minh không?
>> Tư duy logic là gì? Giúp ích thế nào trong công việc khi đi làm?
Tư duy logic có phải là trí thông minh không?
Không ít người cho rằng tư duy logic chính là trí thông minh, là khả năng tư duy nhạy bén và ra quyết định chính xác. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ lưỡng thì điều đó chỉ đúng một phần, chứ không thể khẳng định hoàn toàn rằng tư duy logic chính là trí thông minh. Trên thực tế, có những người cực kỳ thông minh, nhưng khả năng tư duy logic của họ chỉ ở mức 6-7 điểm. Hoặc cũng có những người có tư duy logic tốt, nhưng đó lại không phải những người cực kỳ thông minh. Có chăng rằng 2 khái niệm này tương đồng với nhau ở việc tư duy tốt, nhạy bén khi tiếp xúc và phân tích vấn đề, thường sẽ đưa ra được quyết định một cách chính xác dựa trên khả năng tư duy của mình, chứ không thể đánh đồng rằng tư duy logic chính là trí thông minh, và càng không thể chốt hạ rằng những ai không quá thông minh thì không thể tư duy logic.
Khả năng tư duy logic là điều mà bạn hoàn toàn có thể tự rèn luyện, sau một thời gian dài nỗ lực, khi nhìn lại, bạn sẽ thấy mình đã tiến bộ nhiều trong tư duy, cách phân tích và giải quyết vấn đề. Dưới đây là 3 cách giúp tự rèn luyện tư duy logic nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo:
3 cách giúp bạn rèn luyện tư duy logic nhanh chóng
1. Chủ động học hỏi, mở rộng vốn kiến thức
Để rèn luyện tư duy logic, thì điều đầu tiên bạn cần có chính là kiến thức, đây chính là nền tảng quan trọng cho mọi tư duy, lập luận của bạn trở nên chặt chẽ, xác đáng hơn. Khi bạn phân tích, giải quyết các vấn đề dựa trên nền tảng kiến thức rõ ràng, thì chắc chắn mọi người sẽ công nhận rằng bạn có khả năng tư duy logic, khách quan. Khi bạn càng có nhiều kiến thức, càng giỏi chuyên môn trong lĩnh vực mình đang theo đuổi, thì bạn sẽ được mọi người công nhận về năng lực, và trở thành một người “nói gì cũng đúng”, hầu như sẽ chẳng ai hoài nghi về khả năng tư duy của bạn. Bên cạnh đó, trong quá trình chủ động học hỏi, rèn luyện, trau dồi chuyên môn, mở rộng vốn kiến thức, thì đòi hỏi bạn phải động não rất nhiều để thu nhận, xử lý, kết nối thông tin và ghi nhớ những điều mình đã học, chính điều này cũng là một cách để bạn “luyện não”, giúp mình tư duy tốt hơn, linh hoạt hơn và nhạy bén hơn, chúng là những yếu tố quan trọng cấu thành nên tư duy logic.
>> Học thế nào để kiến thức là của mình?
2. Tư duy dựa trên các số liệu, dẫn chứng cụ thể
Để rèn lyện khả năng tư duy logic, bạn phải dẹp cách suy nghĩ cảm tính sang một bên, không bao giờ ra quyết định dựa trên “mình thấy, mình nghĩ, mình cho rằng…”, thay vào đó, bạn cần tư duy, phân tích vấn đề dựa trên các số liệu, dẫn chứng cụ thể, điều này sẽ giúp bạn tăng tính logic trong cách tư duy của mình. Bất kỳ sự việc, vấn đề nào xảy ra cũng sẽ đều có nguyên nhân, dẫn chứng và các thông tin, dữ liệu, số liệu liên quan. Nhiệm vụ của bạn khi đối mặt với chúng là không bao giờ đuọc đưa ra kết luận khi mình còn đang mơ hồ, chưa nắm được đầy đủ thông tin cần thiết. Thay vì vội vàng quyết định, bạn phải tập trung thu thập đầy đủ các thông tin, dữ liệu cần thiết, sau đó, xâu chuỗi những điều mình đã tìm được, phân tích kỹ lưỡng, khách quan, để đưa ra được kết luận chính xác nhất. Đó chính là biểu hiện rõ nhất của khả năng tư duy logic, và bạn hoàn toàn có thể rèn luyện được điều này khi bạn mạnh dạn gạt bỏ được sự cảm tính sang một bên.
3. Nhìn nhận đa chiều, đảm bảo tính logic trước khi kết luận
Bất kỳ sự việc, vấn đề nào cũng có nhiều góc nhìn khác nhau. Để rèn luyện tư duy logic, bạn cần phải biết cách tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc nhìn, nhìn nhận một cách đa chiều trên mọi khía cạnh, cả tích cực lẫn tiêu cực, chứ đừng chỉ chăm chăm nhìn vào một góc độ rồi vội vã ra quyết định ngay, vì như thế sẽ không đảm bảo được tính khách quan và logic. Ngay từ hôm nay, bất cứ khi nào bạn gặp phải những sự việc đòi hỏi phải phân tích, tư duy kỹ lưỡng trước khi ra quyết định, thì hãy nhớ nhìn nhận chúng dưới một góc nhìn đa chiều, để có được cái nhìn tổng quan, khách quan nhất, nắm được toàn bộ những điều tốt/xấu, tích cực/tiêu cực, rồi sau đó mới phân tích, đánh giá để ra được quyết định cuối cùng. Chính góc nhìn đa chiều ấy sẽ giúp bạn tăng thêm tính khách quan, đảm bảo tính logic trước khi đưa ra kết luận.
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng tư duy logic có phải là trí thông minh không, đồng thời, đưa ra 3 cách giúp bạn tự rèn luyện tư duy logic nhanh chóng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Tư duy sáng tạo là gì? Làm cách nào để rèn luyện hiệu quả?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.