4 Nỗi Lo Khiến Sinh Viên Năm Cuối Cực Kỳ Đau Đầu

Sinh viên năm cuối thường sẽ có rất nhiều băn khoăn, lo lắng rằng không biết mình sẽ đạt xếp loại tốt nghiệp nào, sau này ra trường có tìm được việc làm tốt không, có theo đúng chuyên ngành không, có gặt hái được nhiều thành công không… Đó là những chuyện của tương lai, còn ở hiện tại, đang có rất nhiều điều làm các em cảm thấy nặng đầu, nhức óc, thậm chí có thể dẫn tới stress. Dưới đây là 4 nỗi lo thường gặp khiến sinh viên năm cuối cực kỳ đau đầu:

>> Sinh viên năm cuối “muộn rồi mà sao còn” chưa chuẩn bị 5 điều này

1. Đau đầu vì môn chuyên ngành nâng cao ở năm cuối

Ở năm nhất, sinh viên sẽ được học các môn đại cương, cung cấp những kiến thức tổng quan, chưa đi sâu vào chuyên ngành. Còn khi lên năm 2, sinh viên sẽ bắt đầu học các môn chuyên ngành, để dần dần nắm vững chuyên môn, nhưng thường cũng chỉ ở mức cơ bản, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Nhưng khi lên đến năm cuối, thì sinh viên sẽ cực kỳ đau đầu vì các môn chuyên ngành nâng cao cực kỳ phức tạp, đòi hỏi các em phải tập trung cao độ, chăm chỉ học tập và nắm vững những kiến thức căn bản ở lớp dưới, thì mới có thể học tốt những môn nâng cao này. Tức là các em phải cố gắng gấp đôi, thậm chí là gấp 3 so với lúc trước, thì mới có thể đảm bảo hiểu bài và vững kiến thức chuyên ngành nâng cao ở năm cuối.

>> Cách giúp sinh viên học tốt các môn chuyên ngành ở đại học

2. Đau đầu khi nhìn vào điểm trung bình tích luỹ

Chưa dừng lại ở đó, năm cuối cũng là khoảng thời gian quyết định với điểm trung bình tích luỹ của các em, là giai đoạn để sinh viên cố gắng chạy nước rút nhằm nâng cao điểm số để có thể đạt xếp loại tốt nghiệp như mong muốn. Chẳng hạn như sinh viên đặt mục tiêu tốt nghiệp loại giỏi, nhưng tới năm cuối thì điểm trung bình tích luỹ mới có 7.8, thì điều này sẽ khiến các em cực kỳ đau đầu, và tất nhiên các em cần phải tập trung cao độ, cố gắng hết mình để có thể “lội ngược dòng”, kéo điểm trung bình tích luỹ lên mức 8.0 để có thể tốt nghiệp ra trường với tấm bằng đại học loại giỏi.

3. Sinh viên năm cuối đau đầu với khoá luận tốt nghiệp

Khoá luận tốt nghiệp chính là thử thách cuối cùng mà sinh viên năm cuối phải đối mặt và vượt qua trước khi ra trường, nhằm kiểm tra một cách kỹ lưỡng xem các em có nắm vững toàn bộ kiến thức chuyên ngành chưa, có khả năng ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong công việc thực tế chưa, thông qua việc đi thực tập và làm khoá luận tốt nghiệp. Đây là một bài luận văn phức tạp, đòi hỏi sinh viên phải dành nhiều tâm huyết để thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, tổng hợp dữ liệu để đưa ra giải pháp chuẩn xác nhất, nhằm giúp mình hoàn thành bài luận một cách tốt nhất. Vì những yêu cầu khắt khe ấy, nên không ít sinh viên năm cuối đã bị “quằn” và cực kỳ đau đầu khi phải vật lộn với khoá luận.

>> Vì sao sinh viên năm cuối phải làm khoá luận tốt nghiệp?

4. Sinh viên năm cuối lo lắng về năng lực bản thân

Tạm gác những lo lắng về học tập, điểm số qua một bên, thì vẫn còn một vấn đề khủng khiếp khiến sinh viên năm cuối cực kỳ đau đầu, đó chính là những lúc các em nghĩ về năng lực bản thân. Các em vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chưa đi làm, chưa có nhiều cơ hội cọ xát với công việc thực tế, nên sẽ dễ có cảm giác hoang mang, lo lắng về năng lực, không biết rằng sau này ra trường có làm được gì ra trò không, có hoàn thành tốt công việc không, có đạt được mức lương như mong đợi không. Hoặc khi nhìn vào bạn bè đồng trang lứa xung quanh, các em cũng có thể tự ti về năng lực khi thấy các bạn thông minh hơn, nhạy bén hơn, năng động hơn, học giỏi hơn, điểm số cao hơn mình, vô tình điều này đã tạo áp lực rất lớn cho sinh viên năm cuối, cứ mỗi khi nhắc tới cụm từ “năng lực”, thì không ít bạn cảm thấy cực kỳ đau đầu.

Trên đây là 4 nỗi lo khiến sinh viên năm cuối cực kỳ đau đầu, chúng cũng là những nỗi lo chung mà hầu như ai cũng phải đối mặt và vượt qua. Chẳng có con đường nào dễ dàng, trên đường đến thành công sẽ luôn tồn tại những thử thách để chúng ta trau dồi bản thân, để mình vững chãi hơn, mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn. Năm cuối chính là bước ngoặt quan trọng, là thử thách khó mà sinh viên năm cuối phải vượt qua, chính vì thế, các em hãy cố gắng hết sức, tập trung toàn tâm toàn lực để có thể chinh phục những thử thách và vượt qua những nỗi lo ấy nhé!

>> Phải làm sao khi chưa tự tin vào năng lực bản thân?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?