4 Sai Lầm Tai Hại Khiến Sinh Viên Ra Trường Thất Nghiệp

Sinh viên ra trường không khó để tìm việc làm, tuy nhiên, để chọn được công việc có mức lương tốt, đúng chuyên ngành, đúng với mong muốn bản thân và có thể gắn bó lâu dài thì lại là điều không hề dễ dàng. Thật vậy, không ít sinh viên ra trường loay hoay mãi mà chưa tìm được công việc phù hợp, hoặc bấm bụng làm một công việc mình không thích lắm, rồi lại phải xin nghỉ sau một thời gian ngắn vì không phù hợp. Dưới đây là 4 sai lầm tai hại khiến sinh viên ra trường thất nghiệp:

>> Thất nghiệp có phải do mình tệ không?

1. Sinh viên lười học nên ra trường thất nghiệp

Bản tính mọi người thường sẽ thích vui chơi, nghỉ ngơi, hơn là học tập, làm việc. Đó là điều bình thường. Tuy nhiên, các em nên giới hạn trong một chừng mực nhất định, tức là mình vẫn có thể nghỉ ngơi, vui chơi, nhưng nên dành đủ thời gian cho việc học, đừng để lười học khiến mình ra trường thất nghiệp. Không phải tự dưng mà sinh viên phải trải qua 4 năm đại học mới được ra trường đi làm đâu, vì thật sự đại học sẽ mang lại cho các em nhiều kiến thức chuyên ngành hữu ích, giúp mình thuận lợi hơn khi đi làm sau này. Chứ nếu lười học, ra trường không có kiến thức, thì làm sao công ty dám nhận các em?

Chính vì thế, tốt nhất là sinh viên nên có ý thức học tập chăm chỉ, lập thời gian biểu học tập hàng tuần, giờ nào sẽ học môn gì, làm bài tập môn gì, ôn tập môn gì,… rồi tất nhiên là phải cực kỳ nghiêm túc tuân thủ đúng theo thời gian biểu đó. Đồng thời, trong thời gian học, các em phải đảm bảo mình tập trung 100% để học, tránh việc vừa học vừa chơi, vừa học vừa bấm điện thoại, vì như thế sẽ khiến các em bị phân tâm và học tập không hiệu quả.

2. Chưa thể hiện rõ điểm mạnh bản thân khi ứng tuyển

Sai lầm tai hại tiếp theo khiến sinh viên ra trường thất nghiệp chính là chưa thể hiện rõ điểm mạnh bản thân khi ứng tuyển. Tức là các em có năng lực tốt, vững kiến thức chuyên ngành, thành thạo kỹ năng mềm, nhưng chưa biết cách thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rõ những điểm mạnh ấy, khiến bản thân các em chẳng có gì nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng, thì khả năng cao rằng sẽ khó cạnh tranh với các ứng viên khác.

Đừng nghĩ rằng chỉ cần chuẩn bị CV kỹ lưỡng, ghi đầy đủ điểm mạnh thì nhà tuyển dụng sẽ tự đọc, tự nắm, mà thật ra các em còn phải khéo léo làm nổi bật bản thân trong buổi phỏng vấn nữa. Vì giữa hàng chục, hàng trăm CV gửi về ứng tuyển, thì nhà tuyển dụng chỉ có khoảng 60s để lướt qua CV của mỗi ứng viên, và họ lướt qua để sàng lọc, chứ chưa chắc đã đọc hết và nhớ hết những gì các em ghi trong đó. Chính vì thế, để gia tăng cơ hội trúng tuyển, thì sinh viên mới ra trường cần lưu ý phải thể hiẹn rõ điểm mạnh bản thân trong buổi phỏng vấn, bằng cách chuẩn bị phần giới thiệu bản thân ấn tượng, khéo léo lồng ghép các điểm mạnh của mình trong những câu trả lời và tất nhiên cũng phải toát ra sự tự tin khi trả lời phỏng vấn nữa.

>> Sinh viên không đi làm thêm có bất lợi khi xin việc sau này không?

3. Thiếu cố gắng, nỗ lực trong quá trình thử việc

Bên cạnh trường hợp không tìm được việc làm, thì thất nghiệp còn bao gồm trường hợp không vượt qua được giai đoạn thử việc. Tức là sinh viên mới ra trường đã phỏng vấn thành công, được công ty nhận vào thử việc, nhưng tới ngày đánh giá kết quả thử việc thì bị loại vì không đạt yêu cầu, không được trở thành nhân viên chính thức. Khi đó, tất nhiên các em phải ngậm ngùi rời công ty, tìm kiếm một công việc mới, và nếu điều này tiếp diễn nhiều lần, thì các em cần phải nhìn lại xem bản thân mình đang có vấn đề gì, có đủ cố gắng, nỗ lực trong quá trình thử việc chưa…

Thật ra công việc của nhân viên thử việc sẽ không quá khó, chủ yếu để các em học hỏi, làm quen trước với những công việc đơn giản. Khi thử việc, các em sẽ được training, hướng dẫn rất nhiều điều liên quan tới công việc, và nhiệm vụ của các em là phải tập trung lắng nghe, tiếp thu những gì được đào tạo và nhanh chóng bắt nhịp làm quen với công việc. Để làm được điều đó thì tất nhiên sinh viên mới ra trường cần phải luôn cố gắng, nỗ lực trong quá trình thử việc nhé.

4. Sinh viên ra trường mông lung, không biết mình thích làm gì

Một sai lầm nữa khiến sinh viên ra trường thất nghiệp, không tìm được việc làm, chính là ngay cả bản thân các em cũng đang mông lung, không biết mình thích làm công việc gì, không nắm rõ năng lực bản thân mình có thể làm tốt công việc gì. Điều này sẽ dẫn tới việc các em rải CV lung tung, thiếu cân nhắc, với suy nghĩ rằng mình cứ vào làm việc thử một thời gian, hợp thì làm tiếp, không hợp thì nghỉ việc. Đó là một quan điểm cực kỳ tai hại, khiến các em mất thời gian lao đầu vào những công việc không phù hợp, và dễ có suy nghĩ tiêu cực, tự ti về năng lực bản thân.

Chính vì thế, nếu không muốn rơi vào trường hợp thất nghiệp khi ra trường, thì sinh viên cần phải sớm tìm hiểu và nhận ra mình đang có thế mạnh về ngành nào, sau này thích làm công việc gì, rồi tranh thủ trau dồi kiến thức, kỹ năng để có năng lực tốt nhất, phù hợp nhất với công việc đó. Tránh việc cứ mông lung về tương lai, chưa hiểu rõ bản thân, không biết sau này tốt nghiệp ra trường sẽ làm gì…

Trên đây là 4 sai lầm tai hại khiến sinh viên ra trường thất nghiệp. Tất nhiên, chẳng ai muốn viễn cảnh đó xảy ra với mình trong tương lai cả. Chính vì thế, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy tránh đừng để mình mắc phải những sai lầm nêu trên, đồng thời, cố gắng chăm chỉ học tập, chuẩn bị cho mình hành trang vững chắc nhất để tự tin vào đời nhé.

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Khi Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Bạn Sẽ Làm Được Rất Nhiều Điều

Mỗi Ngày Chỉ Cần Tốt Hơn 1%, Bạn Sẽ Tiến Bộ Rất Nhiều

Học Tập & Làm Việc Ở Nước Ngoài Có Phải Ước Mơ Xa Vời?