Đa phần sinh viên đều là những bạn trẻ tự tin, năng động, nhiệt huyết, luôn sẵn sàng đối mặt với những thử thách để chứng minh năng lực bản thân. Các em thường nghĩ tới những thành tựu mà mình muốn đạt được và luôn tràn đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng phía trước. Tuy nhiên, khi chỉ mải nhìn về tương lai, về những điều hào nhoáng, thì các em sẽ dễ bị vấp ngã, mắc sai lầm ở thời điểm hiện tại. Dưới đây là 5 điều sinh viên đại học thường hay lãng phí mà không nhận ra:
>> Quản lý thời gian thế nào để tránh lãng phí tuổi trẻ?
1. Sinh viên lãng phí thời gian vào những điều vô bổ
Lãng phí thời gian là một thói quen xấu mà sinh viên cần tránh nếu không muốn tương lai của mình trở nên mờ mịt. Nhiệm vụ quan trọng nhất của sinh viên là phải cố gắng tập trung học tốt, đạt điểm cao và nắm vững kiến thức chuyên ngành. Trên thực tế, nhiều sinh viên đã lơ là việc học, không chịu học hành đàng hoàng, suốt ngày lãng phí thời gian vào những điều vô bổ, bấm điện thoại, chơi game, luyện phim, lướt Facebook, Tiktok,… càng nghiện thì các em càng lãng phí nhiều thời gian cho những việc ấy, đến mức chính bản thân mình cũng xem đó là điều bình thường, là hoạt động thường ngày, mà không nhận ra rằng nó sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến tương lai sau này.
2. Sinh viên lãng phí tiền bạc mà không nhận ra
Sinh viên đại học chưa chính thức đi làm kiếm tiền, nhưng các em vẫn được nhận trợ cấp đều đặn mỗi tháng từ phụ huynh, hoặc một số sinh viên đi làm thêm cũng kiếm được một khoản tiền đủ để tiêu vặt thêm mỗi tháng. Cầm tiền trên tay, tiêu xài quen tay, không ít sinh viên đã lãng phí tiền bạc mà không nhận ra, cứ đầu tháng có nhiều tiền thì xài lung tung, tới cuối tháng gần hết tiền thì lại phải dè xẻn, nhịn ăn, nhịn uống… Điều các em cần làm lúc này là phải học cách quản lý chi tiêu, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chi bất kỳ khoản tiền nào, trước khi mua sắm thì hãy suy xét xem mình có thật sự cần món đồ đó không, mình sẽ sử dụng lâu dài hay chỉ đơn giản là sở thích nhất thời? Ngoài ra, một số sinh viên cũng bị lậm vào việc săn sale hàng tháng, cứ thấy đồ rẻ, khuyến mãi nhiều là cho vào giỏ hàng rồi mua luôn, dù thực tế chưa cần dùng tới, hoặc rất ít khi dùng tới, đây cũng là trường hợp lãng phí tiền bạc mà nhiều sinh viên không nhận ra.
>> Cách giúp sinh viên quản lý chi tiêu, tránh tiêu xài hoang phí
3. Lãng phí tâm trí cho những mối quan hệ không bền
Sinh viên đại học thường chơi với bạn bè một cách vô tư, không vụ lợi, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong nhiều tình huống, nhất là trong học tập, cùng nhau vui chơi, học nhóm. Chính vì thế, một số sinh viên sẽ có quan điểm rằng mình chơi với càng nhiều bạn càng tốt, càng mở rộng nhiều mối quan hệ thì càng có lợi sau này. Nhưng đến khi tốt nghiệp ra trường thì các em sẽ thấy có nhiều mối quan hệ không bền, chỉ đơn giản là bạn bè có quen biết nhau, hoặc thân nhau được một thời gian ngắn, đến khi ra trường đi làm cũng chẳng còn giữ liên lạc…
Vậy thay vì lãng phí tâm trí cho rất nhiều mối quan hệ, thì các em nên chọn lọc, chỉ nên chơi với một số nhóm bạn thân thiết nhất, gắn bó bền chặt nhất là đủ, chứ không cần phải cố gắng dành tâm trí cho quá nhiều mối quan hệ, có nói chuyện, có họp mặt, đi chơi, đi ăn uống, nhưng không kéo dài lâu. Hoặc cũng có một số trường hợp, các em chạy theo những mối quan hệ vui vẻ nhất thời, nhưng vô tình bỏ quên những mối quan hệ chân thành hơn, quan tâm mình nhiều hơn, và điều đó khiến các em lãng phí, đánh mất những mối quan hệ chất lượng.
4. Lãng phí nỗ lực để trở thành bản sao của người khác
Nỗ lực để trau dồi bản thân, nâng cao năng lực bản thân là một điều tốt. Tuy nhiên, sinh viên thường mắc phải sai lầm khi cố gắng trở thành bản sao của người khác, đó là một điều không nên, là trường hợp mình lãng phí nỗ lực một cách vô ích. Bất kỳ ai cũng có những điểm mạnh của riêng mình, không ai giống ai, và càng không nên trở thành bản sao của bất kỳ ai.
Đồng ý rằng xung quanh các em có rất nhiều bạn sinh viên giỏi, vừa học tốt, vừa tích cực tham gia các hoạt động, phong trào trong trường, các bạn ấy có thể trở thành nguồn cảm hứng, là động lực để các em nỗ lực thay đổi bản thân, nhưng tuyệt nhiên không được nỗ lực để trở thành bản sao của họ. Các em sẽ khó lòng làm được điều đó, và nếu có làm được, thì khi đó mình không còn là chính mình nữa, tự dưng phải thay đổi rất nhiều, đánh mất nhiều giá trị đặc trưng của bản thân, thật sự là một điều không đáng và chẳng có gì để tự hào khi lãng phí nỗ lực để trở thành bản sao của người khác.
>> Sắp ra trường mà năng lực còn yếu kém thì phải làm sao?
5. Lãng phí 4 năm đại học, sắp ra trường mà chưa vững kiến thức
Điều cuối cùng cũng chính là điều mà không ít sinh viên đã lãng phí mà không nhận ra, đó chính là lãng phí 4 năm đại học, không tập trung học hành đàng hoàng, khiến mình sắp ra trường mà chưa vững kiến thức, cảm thấy mù mịt về tương lai, lo lắng rằng mình sẽ bị thất nghiệp, không tìm được việc làm như mong muốn. Tệ hơn, nhiều sinh viên còn học hành chểnh mảng, kết quả học tập sa sút, bị rớt môn quá nhiều, rồi lại phải mất thời gian, mất công, mất tiền học lại để trả nợ môn, mà cho dù có qua môn thì cũng mới nắm kiến thức sương sương, chứ cũng chưa vững, chưa đủ để tự tin ứng tuyển việc làm khi ra trường. Nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ quan tâm đến kiến thức chuyên ngành của sinh viên mới ra trường, và tất nhiên, những bạn nào học lực chưa tốt, kiến thức còn mơ hồ, thì sẽ gặp nhiều bất lợi khi xin việc.
Trên đây là 5 điều sinh viên đại học thường lãng phí mà không nhận ra, đừng để những điều đó tiếp tục tác động tiêu cực đến tương lai của mình, hãy thay đổi và khắc phục ngay từ hôm nay. Chúc các em thành công!
>> Lo lắng về tương lai? Sinh viên hãy đọc những điều này!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.